Năng lượng sạch - khơi nguồn cuộc sống mới
Nắng biên thùy cháy da, rát mặt khi nói về Bảy Núi khiến dân gian đúc kết thành câu “Sáu tháng đạp đất đồng khô, nửa năm đi trên mặt nước”. Nắng như thiêu đốt, nhiệt độ lúc nào cũng cao hơn những vùng lân cận. Mùa nắng, toàn cõi Thất Sơn phủ lên mình màu vàng nâu xác xơ màu cỏ cháy, cây khô.
Xuất phát từ lòng trắc ẩn, thấm đẫm chân tình như đất lửa nơi đây, “Nhà máy điện mặt trời Sao Mai” trỗi lên từ vùng đất khó, mang những tấm pin xanh hút “mật nắng biên thùy” để làm nên những điều vĩ đại cho vùng quê heo hút. Một cuộc sống mới khơi nguồn từ thảo nguyên năng lượng sạch như một phép màu biến những tia nắng chói chang thành những giọt mật cho đời.
Với kinh phí cho phần giải phóng mặt bằng gần 1.000 tỷ đồng, nhà đầu tư đã góp phần quan trọng đưa đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân lật sang trang mới, bắt đầu viết lên những dòng nở hoa rực rỡ. Hàng trăm hộ Khmer nghèo tại xã An Hảo, huyện Tịnh Biên bỗng chốc trở thành tỷ phú xứ núi, chỉ qua một đêm sau khi họ đồng lòng nhượng đất cho nhà đầu tư. Trong khi hơn một thập niên qua phải sống trong cảnh “Cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc” thì nay hàng nghìn người lao động vừa có vốn lớn trong tay, vừa có công việc thu nhập ổn định hiện thực hóa khát vọng “đổi đời”.
Bức tranh hùng vĩ - “Nhà máy điện mặt trời Sao Mai” |
Vua mới trên thị trường năng lượng tái tạo
Khi tương lai của năng lượng hóa thạch bị đe dọa, triển vọng của năng lượng tái tạo lại ngày càng sáng sủa, dẫn đầu là năng lượng điện mặt trời (ĐMT). Đó là một xu hướng tất yếu trên thế giới cũng như ở Việt Nam góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đa dạng hóa nguồn cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội. ĐMT là nguồn năng lượng sạch, việc khai thác điện gần như không có tác động đến các yếu tố khí hậu nào, đảm bảo không làm “tổn thương” đến môi trường. Năng lượng thái dương như một giải pháp giữ gìn tài nguyên thiên nhiên nguyên vẹn “đất vẫn còn đất, chỉ có nắng chuyển hóa thành năng lượng”. Nhà đầu tư luôn đặt lợi ích người dân, Nhà nước lên trên lợi ích của doanh nghiệp, tạo động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế - xã hội như C. Mác đã chỉ rõ “Cội nguồn phát triển xã hội không phải là quá trình nhận thức, mà là các quan hệ đời sống vật chất, tức là các lợi ích kinh tế của con người.”
Do ở gần xích đạo, nằm gọn trong vành đai khí hậu Bắc bán cầu, cán cân bức xạ luôn dương quanh năm nên Việt Nam có tiềm năng vô hạn về năng lượng mặt trời. Nghị quyết số 55-NQ/TW ban hành đúng thời điểm, hưởng ứng quyết sách chưa đầy một năm, ngành năng lượng tái tạo Việt Nam đã “thay da đổi thịt” một cách thần tốc. Năng lượng tái tạo đóng góp 80% tăng trưởng về sản xuất điện trong thời kỳ này, dự báo vượt than đá vào năm 2025 để trở thành nguồn điện chính. "Tôi nhận thấy năng lượng mặt trời sẽ là ông vua mới trên thị trường điện toàn cầu" - Giám đốc Cơ quan năng lượng quốc tế Fatih Birol nhận định.
Nhiễu loạn thông tin, gây hoang mang dư luận
Do tình trạng “fake news” (tin giả) làm hoang mang dư luận khiến một số người dân sợ rằng khối lượng pin khủng sẽ gây ô nhiễm môi trường. Đây là một sự nhầm lẫn do cách đặt tên cho điện năng lượng mặt trời “pin” nên có thể mạnh dạn khẳng định “Pin mặt trời hết hạn sử dụng không phải là chất thải nguy hại”, dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học hẳn hoi của nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Nếu nó mang những hệ lụy đến môi trường thì có lẽ Hoa Kỳ đã không ưu tiên đầu tư về mảng này, song còn giúp Việt Nam tiếp cận kỹ thuật bật nhất, hoàn thành những mục tiêu quốc gia về năng lượng mặt trời. Do đó cần có những thông tin tuyên truyền mạnh mẽ để người dân “hiểu đúng nhận định đúng” bản chất của pin mặt trời và ủng hộ phát triển điện mặt trời tại Việt Nam.
Nhà đầu tư không hề dao động kể cả khi các con số trong dự thảo “Quy hoạch điện VIII” trở thành thực tế thì khối lượng tích lũy chất thải tấm pin ước tính 404.000 tấn vào 2035 và vào khoảng 1,9 triệu tấn vào năm 2045. Đứng ở góc độ “kinh tế tuần hoàn”, thì đây không chỉ là lối mở cho nghi vấn trái chiều pin mặt trời là chất thải nguy hại, mà có thể trở thành cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển công nghệ tái chế pin trong tương lai.
Theo SolarTech thì ở Mỹ, đối với các panel mặt trời không sử dụng nữa không được xem là chất thải nguy hại mà là tài nguyên làm vật liệu đầu vào để tái sản xuất pin mặt trời mới chất lượng cao, giá thành rẻ hơn. Khi tách các thành phần vật liệu cấu tạo pin như kính, cell, kim loại, plastic/polymer …. hoàn toàn có thể dùng cho các mục đích khác. Các nước EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc … đều đã thành công ở nghiên cứu này, tiêu biểu là Tập đoàn Veolia được xây dựng ở Rousset (Pháp), công suất lên đến 4.000 tấn/ năm đảm bảo tái chế cho cả khu vực Châu Âu. Phát triển trên đà “tỉ lệ thuận” giữa “pin mặt trời” và “công nghiệp tái chế” hứa hẹn đây sẽ là cặp đôi hoàn hảo mang ngoại tệ về cho Việt Nam.
Các nước khác làm được, Việt Nam tại sao không?
Nét đẹp lao động - Cán bộ kỹ thuật làm việc với sơ đồ nối điện trên màn hình HMI. |
“Năng lượng sạch - khơi nguồn cuộc sống mới” hành trình thành công ấy là sự kết tinh từ “tâm hoan hỷ” hướng đến ý nghĩa cuộc sống và khát vọng cống hiến vì mục tiêu cao đẹp tạo nên sức mạnh dẫn đường cho tư duy, tầm nhìn vươn tới đỉnh cao. Không ngẫu nhiên mà “ông lớn” đặt cược vào năng lượng mặt trời bởi đây được ví như “mỏ vàng mới lộ” có sức sống trường tồn, ngành duy nhất dám đối mặt với các cơn địa chấn dịch bệnh, kinh tế… Với “dòng vốn nội sinh”, nhà đầu tư đủ mạnh để làm tốt bài toán quy hoạch chuyển tải, tiêu thụ điện sản xuất từ năng lượng mặt trời đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư, nhà nước và nhân dân.
Diệu Lam
Ý kiến bạn đọc