Multimedia Đọc Báo in

Bổ sung hơn 42 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 9

16:17, 27/02/2021
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh cho biết, hiện đơn vị đang tiến hành thực hiện các thủ tục để triển khai Quyết định số 436/UBND-TH, ngày 24-2-2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Dự án cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 9, đoạn Km 21+100 - Km 27+00.
 
Theo Quyết định số 436, Dự án cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 9, đoạn Km 21+100 - Km 27+00 được điều chỉnh, bổ sung quy mô xây dựng đoạn từ Km 25+271 - Km 26+577,21 (khoảng hơn 1.306 m), loại đường chính khu vực có bề rộng lòng đường 15 m… và điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 40 tỷ đồng lên hơn 82 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2018 – 2020 bố trí 30 tỷ đồng, còn lại bố trí sau năm 2020.
 
Các nhà thầu tiến hành khởi công cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 9.
Các nhà thầu tiến hành khởi công cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 9.
 
Được biết, Dự án cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 9, đoạn Km 21+100 ÷ Km 27+00 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3193/UBND-TH, ngày 31-10-2019. Dự án có chiều dài hơn 5,2 km, điểm đầu tại Km 21+363 (thuộc địa phận xã Khuê Ngọc Điền) và điểm cuối tại Km 26+702 (thuộc địa phận thị trấn Krông Kmar, huyện Krông Bông), được nâng cấp mở rộng đạt tiêu chuẩn công trình cấp III, thiết kế đường cấp IV (miền núi), quy mô bề rộng mặt đường 5,5 m, mặt đường bê tông xi măng, vận tốc thiết kế 40 km/h… Dự án có tổng vốn 40 tỷ đồng, khởi công từ tháng 9-2020 và dự kiến hoàn thành vào tháng 3-2022. Tuy nhiên, trong quá trình thi công dự án, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh đã phát hiện một số bất cập, do đó đã đề xuất điều chỉnh dự án nhằm bảo đảm phù hợp, đồng bộ theo quy hoạch và đáp ứng tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
 
Khả Lê

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.