Multimedia Đọc Báo in

Việt Nam sắp bước vào thời kỳ bùng nổ dân số

17:21, 03/07/2010

Theo số liệu của cuộc tổng điều tra dân số năm 2009, tính đến ngày 1-4-2009, dân số Việt Nam là 85,79 triệu người, trong đó dân số nam chiếm 49,5%. Việt Nam là nước đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 13 trong số những nước đông dân nhất trên thế giới. Trong 10 năm qua, dân số đã tăng thêm 9,47 triệu người. Cũng theo số liệu điều tra, tổng tỷ suất sinh ở nước ta đã giảm dưới mức sinh thay thế, từ 2,33 con trên một phụ nữ vào năm 1999 xuống còn 2,03 con trên một phụ nữ vào năm 2009. Điều này sẽ giúp giảm áp lực về tăng trưởng dân số đối với phát triển kinh tế - xã hội, cũng như hệ thống an ninh chính trị. Tổng tỷ suất sinh giảm cũng góp phần giúp cho toàn xã hội, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái được tiếp cận chăm sóc y tế, giáo dục, việc làm và các dịch vụ xã hội khác một cách hiệu quả và thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, tỷ suất chết thô (số người chết tính trên 1.000 dân trong năm) và tỷ suất chết sơ sinh trên cả nước cũng đang giảm. Năm 2009, tỷ suất chết thô là 6,8 trên 1.000 người và tỷ suất chết sơ sinh là 16 trên một nghìn ca sinh sống (năm 1999 tỷ suất chết sơ sinh là 36,7 trên một nghìn ca sinh sống).

 

Tuyên truyền cho nhân dân thực hiện tốt chinh sách dân số - kế hoạch hóa gia đình là một trong những biện pháp chủ yếu nhằm tránh bùng nổ dân số.


Tuy nhiên, từ số liệu thống kê của cuộc điều tra dân số, các chuyên gia đang lo ngại về làn sóng bùng nổ dân số lần thứ 2 ở nước ta do số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 14-49 tuổi tăng nhanh. Tính đến thời điểm này, trên cả nước cứ 2 phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ mới có 1 người ra khỏi độ tuổi này. Nhìn trên thực tế, nếu năm 1989 cả nước chỉ có 17 triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ thì năm 1999, con số này đã là 22 triệu và năm đến 2009 đã có tới 26 triệu chị em trong tuổi sinh đẻ. Chính vì vậy, nếu chính sách dân số bị lơ là thì nguy cơ bùng nổ dân số là khó tránh khỏi.
Một vấn đề khác mà các chuyên gia lo ngại đó là tình trạng mất cân bằng giới tính ở nước ta vẫn đang tiếp tục gia tăng đến mức báo động. Kết quả điều tra dân số năm 2009 cho thấy chỉ số giới tính ở Việt Nam trong thời gian qua đang trải qua thời kỳ gia tăng bất thường từ 106,2 bé trai trên 100 bé gái vào năm 2000 lên tới 110,5 vào năm 2009. Đặc biệt, tỷ số giới tính khi sinh tại Việt Nam trong 5 năm qua liên tục tăng. Trong 6 vùng địa lý thì có tới 5 vùng có tỷ số giới tính chênh lệch đã ở mức báo động. Như Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, tỷ lệ này là 109,7 bé trai/100 bé gái; Đông Nam Bộ là 109,9/100; Đồng bằng sông Cửu Long là 109,9/100; cá biệt là vùng Đồng bằng sông Hồng mức chênh lệch giới cao nhất là 115,5 nam/100 nữ. Ông Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cho biết, tuy tỷ lệ chênh lệch giới tại Việt Nam vẫn còn thấp hơn so với các nước như Trung Quốc, Ấn Độ nhưng tỷ lệ tăng lại nhanh nhất, đặc biệt trong 5 năm vừa qua. Theo dự báo, nếu Việt Nam không có biện pháp can thiệp thì tỷ lệ chênh lệch giới tính sẽ tăng lên con số 115 nam/100 nữ vào năm 2015.
Để hạn chế mất cân bằng giới tính, các chuyên gia cho rằng, việc “khai thông” tư tưởng, để người dân không còn tâm lý trọng nam khinh nữ là rất quan trọng. Nhưng để làm được vấn đề này lại cần cả quá trình lâu dài.

Kim Oanh (tổng hợp)
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.