Multimedia Đọc Báo in

Cảnh báo nguy cơ từ thú thả diều dưới dây điện

08:13, 24/07/2012

Một trong những trò chơi được trẻ em yêu thích trong dịp nghỉ hè là chơi thả diều. Tuy nhiên, thả diều dưới dây điện, trong hẻm phố tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Thả diều dưới làn dây điện trên đường Mai Xuân Thưởng (TP.BMT).
Thả diều dưới làn dây điện trên đường Mai Xuân Thưởng (TP.BMT).

Dạo quanh các ngả đường về các huyện, dễ dàng bắt gặp cảnh trẻ em thả diều hai bên đường. Cụ thể, dọc tỉnh lộ 8, đoạn qua thị trấn Ea Pôk và Quảng Phú (huyện Cư M’gar) hằng ngày mật độ xe cộ qua lại rất nhiều nhưng các em vẫn vô tư thả diều. Thả diều bên đường tiềm ẩn nhiều nguy hiểm như dẫm phải mảnh chai, gậy gộc, đá sắc nhọn hay lấn ra đường rất dễ bị tai nạn giao thông. Đặc biệt, dây diều dễ quấn vào đường dây điện, nguy cơ cháy nổ do chập điện rất cao. Nguy hiểm hơn là khi diều bị quấn vào dây điện, các em thường tìm cách leo lên hoặc dùng sào gỡ nên dễ bị điện giật. Ông Nguyễn Hoàng Quân, một người dân thị trấn Quảng Phú (Cư M’gar) kể lại, cách đây một tuần, đường dây điện cao thế gần nhà ông bị chập điện do dây diều quấn vào dây điện. Tuy không gây hậu quả nghiêm trọng nhưng không ai dám chắc thả diều dưới đường dây điện không tiềm ẩn nguy hiểm. Còn tại TP. Buôn Ma Thuột, trong các con hẻm, đường phố vắng người, các em nhỏ vẫn thường thả diều vào buổi chiều. Những cánh diều chỉ bay chấp chới được quãng ngắn do ít gió, diều dễ vướng dây điện, cành cây hay rơi trên mái nhà. Bên cạnh đó, các con hẻm nhỏ, nhiều khúc cua ngặt, người và phương tiện giao thông nhiều mà các em mải mê theo cánh diều thì nguy cơ tai nạn giao thông rất cao. Để trẻ em vui với thú thả diều nhưng vẫn bảo đảm an toàn, các gia đình nên tìm bãi đất trống và hướng dẫn, nhắc nhở các em, tránh những điều đáng tiếc xảy ra.

Nhật Minh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.