Multimedia Đọc Báo in

Nét đẹp văn hóa ở một khu chợ

16:03, 13/10/2013
Chợ xã Cuôr Đăng (huyện Cư M’gar) được xây dựng từ năm 1992 với diện tích gần 3.000m2. Do lúc bấy giờ dân cư nơi đây thưa thớt nên việc buôn bán của các hộ tiểu thương còn hạn chế vì vậy ngôi chợ bị xuống cấp nghiêm trọng. Để tạo điều kiện cho việc buôn bán được thuận lợi, Đảng ủy, HĐND, UBND xã Cuôr Đăng đã mạnh dạn vận động các hộ dân buôn bán trong chợ đóng góp tiền công xây dựng.
Năm 2010 giai đoạn I công trình chợ lồng có diện tích 1.200m 2, gồm 119 sạp với kinh phí 1,9 tỷ đồng đã được xây dựng. Để phát triển thêm các sạp hàng tự tiêu, tự sản do nhu cầu mua bán của các hộ dân và khu chợ trở thành một đầu mối mua bán hàng hóa của các địa phương lân cận, trong giai đoạn II của công trình, UBND xã Cuôr Đăng đã cho xây thêm 1.380m 2, gồm 27 ki ốt và một số hạng mục khác như: nhà giữ xe, nhà vệ sinh công cộng với hệ thống đèn chiếu sáng… Tổng giá trị toàn bộ công trình qua hai giai đoạn xây dựng lên đến hơn 3,84 tỷ đồng. Ngoài ra, nhằm phục vụ tốt cho công tác phòng chống cháy nổ, bên cạnh những thiết bị phòng chống cháy nổ, xung quanh khu vực chợ còn được đổ đường bê tông rộng 6,5 m để bảo đảm hành lang an toàn; đồng thời Ban quản lý chợ cử cán bộ đi tập huấn về công tác phòng chống chữa cháy (đến nay lực lượng phòng chống chữa cháy có 16 người). Ban quản lý thường xuyên tuyên truyền các hộ tiểu thương buôn bán trong chợ cảnh giác khi có cháy nổ, nhất là đối với các quầy hàng kinh doanh các vật liệu dễ cháy như quần áo, giày dép và vận động quyên góp tiền mua các thiết bị như hệ thống báo cháy tự động, hệ thống phát thanh và hàng trăm mét ống nước, mũ bảo hộ và hàng chục bình khí CO 2.

Ngoài triển khai thực hiện tốt công tác phòng chống cháy nổ, Ban quản lý chợ thường xuyên tuyên truyền về an toàn thực phẩm để bảo đảm chất lượng hàng hóa tươi sống, không bán hàng ôi thiu, ẩm mốc, quá hạn hoặc để lâu ngày… Vì vậy, cho đến nay chưa xảy ra hiện tượng bán hàng kém chất lượng. Ông Nguyễn Ngọc Anh, Trưởng ban quản lý chợ chia sẻ: “Chúng tôi vẫn thường xuyên đôn đốc kiểm tra nhắc nhở các hộ kinh doanh các mặt hàng ăn uống không được mua bán, vận chuyển hàng hóa kém chất lượng, hàng mất vệ sinh; đồng thời yêu cầu các hộ kinh doanh cam kết không mua bán đồ ôi thiu để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho cộng đồng. Ngoài việc kinh doanh buôn bán các chị em tiểu thương còn đùm bọc nhau chia sẻ khi có người gặp hoạn nạn, nhất là các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn, bệnh tật hiểm nghèo… họ đều quyên góp tiền của để ủng hộ…”.

Với môi trường văn hóa sạch đẹp, vừa qua khu chợ xã Cuôr Đăng đã được Hội Thiên nhiên môi trường tỉnh tặng Giấy khen, công nhận “Khu chợ văn hóa xanh - sạch - đẹp”.

Thanh Sơn

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.