Multimedia Đọc Báo in

Cộng tác viên dân số năng động, nhiệt tình

09:14, 13/01/2014
Năm 2013, thôn Hợp Thành được ghi nhận là một trong số 3 thôn ở xã Ea M’droh (huyện Cư M’gar) không có tình trạng tảo hôn và người sinh con thứ 3. Đây là thành quả đáng kể ở một địa phương có hơn 80% dân số là người dân tộc thiểu số. Kết quả này có sự đóng góp không nhỏ của chị Triệu Thị Thanh Tâm, Cộng tác viên dân số của thôn.
Chị Triệu Thị Thanh Tâm (thứ ba từ phải sang) được Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện khen thưởng vì thành tích năm 2013.
Chị Triệu Thị Thanh Tâm (thứ ba từ phải sang) được Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện khen thưởng vì thành tích năm 2013.

Chị Triệu Thị Thanh Tâm tham gia làm cộng tác viên dân số vào tháng 3-2011. Khi mới nhận công việc, chị cũng gặp không ít khó khăn bởi địa bàn do chị phụ trách có 181 hộ với hơn 80% là người dân tộc Dao, nhà ở của các hộ trong thôn khá xa nhau, trình độ dân trí thấp, nhiều hộ còn nặng về quan niệm “trời sinh voi sinh cỏ, “đông con cho vui cửa vui nhà” và “có con trai để nối dõi tông đường” nên chuyện sinh đông, sinh dày diễn ra khá phổ biến, nhiều gia đình rơi vào tình trạng đói, nghèo, con cái nheo nhóc. Chị Tâm khi ấy cũng chỉ 22 tuổi, chưa có nhiều kinh nghiệm nên việc tuyên truyền gặp rất nhiều khó khăn, nhiều khi vận động được người vợ nhưng người chồng nhất quyết không đồng ý và còn nói những câu rất khó nghe. Tuy nhiên, chị có một “lợi thế” rất lớn đó là sự giúp đỡ nhiệt tình từ chồng mình là anh Bàn Phúc Duy. Không chỉ động viên về tinh thần, anh Duy còn thường xuyên cùng vợ đến các hộ  có “nguy cơ cao về sinh đẻ” trong thôn để tuyên truyền, vận động về chính sách dân số KHHGĐ, giúp họ lựa chọn những biện pháp tránh thai phù hợp. Chị Tâm áp dụng phương pháp vận động “mưa dầm, thấm lâu”, vận động một lần không được thì vận động nhiều lần đến khi đối tượng nhận thức được lợi ích của việc sinh để có kế hoạch mới thôi. Mỗi khi thuyết phục được trường hợp nào đình sản, chị đều tận tình đưa đến bệnh viện và giúp đỡ chăm sóc.

Dần dần, nhận thức của bà con trong thôn về công tác dân số - KHHGĐ đã thay đổi, nhiều cặp vợ chồng đã chấp nhận sử dụng các biện pháp tránh thai, đặc biệt nhiều cặp vợ chồng đã chấp nhận đình sản… Theo thống kê, thôn Hợp Thành có 179 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, trong đó có khoảng 20 cặp sinh con một bề. Đến nay, cả thôn đã có 143 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai (chiếm tỷ lệ 84,6%), có 137 cặp sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại (chiếm tỷ lệ 76,5%). Cụ thể: có 12 trường hợp đình sản (chiếm tỷ lệ 19,6% so với trường hợp đình sản toàn xã); 74 trường hợp đặt vòng; 2 trường hợp cấy thuốc tránh thai; 28 trường hợp uống thuốc tránh thai… Trong năm 2013, thôn có 8 cặp kết hôn nhưng không có tình trạng tảo hôn; toàn thôn có 15 trẻ sinh ra và không có trường hợp nào sinh con thứ ba trở lên, đặc biệt từ năm 2011 đến nay thôn chỉ có 2 trường hợp sinh con thứ ba.  Đáng mừng nhất là nhờ thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình nên đời sống của người dân trong thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đơn cử như gia đình anh Bàn Mùi Xuân và chị Lý Mùi Phan là một trong những hộ sinh con một bề nhưng do thực hiện kế hoạch hóa gia đình nên anh chị có thời gian làm kinh tế, chăm con chu đáo. Với gần 2 ha đất canh tác cà phê, tiêu, hằng năm sau khi trừ hết chi phí đầu tư về phân bón và công chăm sóc, thu hái, gia đình anh Xuân có thu nhập hơn 100 triệu đồng, trở thành hộ có kinh tế khá giả trong thôn, 2 cô con gái cũng là những học sinh chăm ngoan, học giỏi.

Trung Dũng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.