Multimedia Đọc Báo in

Tỷ lệ giải quyết chế độ chính sách theo Quyết định 62 đạt 89%

16:35, 30/12/2016

Ngày 30 - 12, Bộ Quốc phòng đã phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trên cả nước tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết thực hiện Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 - 4 - 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

Thượng tướng Nguyễn Thành Cung, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban chỉ đạo 24 chủ trì Hội nghị.

Xác định đây là một trong những chủ tương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước, nên ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 62, các bộ, ngành trung ương và địa phương đã chủ động xây dựng hệ thống văn bản, tập trung chỉ đạo, lãnh dạo thực hiện cụ thể, chặt chẽ sát với tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị. Công tác xét duyệt, thẩm định hồ sơ và chi trả hồ sơ được tiến hành chặt chẽ, đúng quy trình, bảo đảm công khai, công bằng, chính xác, đúng đối tượng. Kết quả sau hơn 4 năm thực hiện đến nay các địa phương đã cơ bản hoàn thành việc giải quyết chế độ chính sách cho các đối tượng theo Quyết định số 62. Cụ thể cả nước đã xét duyệt, ra quyết định hưởng chế độ trợ cấp cho 1.076.583 đối tượng, đạt tỷ lệ 89% so với dự kiến khảo sát ban đầu; trong đó trợ cấp một lần cho 1.075.152 người với tổng số tiền hơn 4.428 tỷ đồng.

Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk.

Tuy nhiên bên cạnh đó công tác giải quyết chế độ, chính sách cho các đối tượng theo Quyết định 62 còn một số tồn tại, như: tỷ lệ hồ sơ tồn đọng, chưa được giải quyết còn khá lớn, khoảng 100.000 người (10%); công tác triển khai thực hiện ở một số địa phương, đơn vị còn chậm, kéo dài; việc hướng dẫn, tổ chức kê khai lập hồ sơ, xét duyệt ở cấp cơ sở chưa được chặt chẽ, tỉ mỉ…

Phát biểu tại hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Thành Cung, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh: việc triển khai Quyết định 62 của Thủ tướng Chính phủ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân và đối tượng vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tác động tích cực đến an sinh xã hội. Vì vậy trong thời gian tới, các bộ, ngành trung ương, các đơn vị, địa phương cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện, quan tâm, tập trung chỉ đạo rà soát, xét duyệt, thẩm định và ra quyết định chi trả đúng đối tượng; trong quá trình giải quyết chế độ, chính sách, cần chủ động nắm bắt những vướng mắc, phát sinh để kịp thời tham mưu cho Ban Chỉ đạo giải quyết ngay từ địa phương, cơ sở.


Đăng Triều
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.