Multimedia Đọc Báo in

Gần 1.100 người nghiện ma túy được tiếp cận dịch vụ chữa trị, cai nghiện

14:46, 27/01/2019

Theo thống kê của UBND tỉnh, năm 2018, toàn tỉnh có 1.091 người nghiện ma túy được tiếp cận các dịch vụ chữa trị, cai nghiện, phục hồi tái hòa nhập cộng đồng, chiếm 60% trong tổng số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý.

Trong đó có 311 người điều trị bằng thuốc thay thế Methadone; 458 người chữa trị, cai nghiện tự nguyện tại các cơ sở; 162 người cai nghiện bắt buộc theo quyết định của tòa án; 160 người cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng.

Cũng trong năm 2018, toàn tỉnh có 798 người cai nghiện và người sau cai nghiện ma túy được tạo việc làm, hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người bệnh trong quá trình điều trị thay thế nghiện bằng Methadone.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người bệnh trong quá trình điều trị thay thế nghiện bằng Methadone tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh. (Ảnh minh họa)

 Được biết, Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh đặt ra mục tiêu năm 2019,sẽ có 1.374 người nghiện ma túy được tiếp cận dịch vụ chữa trị, cai nghiện và 687 người nghiện, người cai nghiện, người sau cai nghiện được hỗ trợ các vấn đề xã hội (tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi; tư vấn dạy nghề, hỗ trợ tạo việc làm…).

Kim Oanh

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.