Multimedia Đọc Báo in

Hơn 1.500 đối tượng chính sách được hỗ trợ từ Chương trình "Agribank Tết nghĩa tình - năm 2021"

16:36, 17/02/2021

Hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về ủng hộ phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”, trong những ngày cuối năm Canh Tý vừa qua, Agribank Đắk Lắk đã tổ chức thành công Chương trình an sinh xã hội “Agribank Tết nghĩa tình - năm 2021”.

Trong đó, Agribank Đắk Lắk đã trao hơn 1.500 suất quà (trị giá mỗi suất quà 300.000 đồng và 100.000 đồng tiền mặt) tặng hộ gia đình nghèo, nạn nhân chất độc da cam, hộ gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn... 

Đại diện Agribank Đắk Lắk thăm và chúc Tết Tiểu đoàn Huấn luyện cơ động (Bộ đội biên phòng tỉnh)
Đại diện Agribank Đắk Lắk thăm và chúc Tết Tiểu đoàn Huấn luyện cơ động (Bộ đội Biên phòng tỉnh)

Cùng với đó, đơn vị cũng đã tổ chức thăm, tặng quà các cháu tại cơ sở "Mái ấm 1/6”, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Bộ đội Biên phòng tỉnh (đơn vị kết nghĩa), các hộ đồng bào thuộc buôn kết nghĩa và một số hoạt động khác. Tổng kinh phí cho các hoạt động trên lên đến gần 800 triệu đồng.

Agribank Đắk Lắk phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh tặng quà “Tết nghĩa tình” tại xã Ea Kao (TP. Buôn Ma Thuột)
Agribank Đắk Lắk phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh tặng quà “Tết nghĩa tình” cho đồng bào nghèo tại xã Ea Kao (TP. Buôn Ma Thuột)


Đây là lần thứ 7 Agribank Đắk Lắk tổ chức Chương trình “Agribank Tết nghĩa tình”. Chương trình an sinh xã hội này của Agribank Đắk Lắk được xây dựng trên nền tảng đặc trưng văn hoá Agribank: “Agribank Gắn kết – Thân thiện – Nghĩa tình – Địa phương – Tam nông” và xác định đây là chương trình sẽ được tổ chức hằng năm, mỗi khi Tết đến, Xuân về. Nguồn kinh phí cho các hoạt động trên được trích từ Quỹ Xã hội, Quỹ Tình nghĩa của công đoàn, tiền huy động đóng góp của đoàn viên công đoàn.


Phan Quốc Lương


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.