Multimedia Đọc Báo in

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện

08:18, 12/04/2021

Nhằm tiếp tục phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, thời gian qua, BHXH tỉnh đã tích cực đổi mới, đa dạng hình thức tuyên truyền, vận động. Qua đó, tỷ lệ người dân tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh tăng dần qua các năm, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội.

Để thay đổi nhận thức của người lao động, chính quyền các địa phương trong việc tham gia BHXH tự nguyện là điều không dễ. Tuy nhiên, với kinh nghiệm, kiên trì trong công tác tuyên truyền, vận động, cán bộ BHXH các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh đã bám cơ sở, nắm bắt hoàn cảnh từng gia đình, địa phương để phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Đó là cách làm của cán bộ BHXH huyện Ea Kar trong việc vận động chính quyền các xã trích ngân sách hỗ trợ cán bộ bán chuyên trách tham gia BHXH tự nguyện.

Điều đáng mừng hơn nữa khi cách làm này đã được HĐND huyện thông qua và cho cơ chế để các xã triển khai thực hiện hỗ trợ tùy theo điều kiện của địa phương mình. Năm 2020, BHXH huyện Ea Kar đã vận động chính quyền 4 xã gồm Cư Yang, Cư Elang, Ea Kmút và Xuân Phú hỗ trợ một phần kinh phí cho cán bộ bán chuyên trách tham gia BHXH tự nguyện.

Hiện nay, đơn vị đang tiếp tục làm việc với các xã, thị trấn còn lại nhằm tăng tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện trong nhóm đối tượng này; đồng thời, nâng cao nhận thức của người dân, mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện.

Chị Hồ Thị Vân (bên phải) tuyên truyền, vận động người dân xã Hòa Phú (TP. Buôn Ma Thuột) tham gia  BHXH tự nguyện.
Chị Hồ Thị Vân (bên phải) tuyên truyền, vận động người dân xã Hòa Phú (TP. Buôn Ma Thuột) tham gia BHXH tự nguyện.

Với BHXH huyện Buôn Đôn, năm 2020, mặc dù dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều đơn vị, doanh nghiệp và địa phương nhưng đơn vị đã có nhiều biện pháp tích cực, năng động trong việc tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện đạt và vượt chỉ tiêu giao. Cụ thể, thông qua việc liên kết với cán bộ Hội Phụ nữ đã giúp nhiều người dân hiểu rõ hơn các chính sách BHXH tự nguyện, từ đó tích cực tham gia. Theo chị Hoàng Thị Tuyết Trinh, cán bộ BHXH huyện, chị em thường là người "tay hòm chìa khóa", quản lý và nắm giữ các nguồn thu nhập của gia đình nên họ sẽ dễ dàng cân đối nguồn thu tham gia BHXH tự nguyện để đảm bảo cuộc sống khi về già. Nắm bắt được tâm lý đó, chị đã phối hợp với bà Nguyễn Thị Hữu, Chủ tịch Hội LHPN xã Ea Wer tuyên truyền, vận động chị em phụ nữ tham gia. Chỉ sau gần nửa năm triển khai, bà Hữu đã phát triển được hơn 130 người tham gia BHXH tự nguyện. Từ hiệu quả mô hình này mang lại, BHXH huyện Buôn Đôn đang tiếp tục nhân rộng ở các xã khác trên địa bàn huyện.

Với chị Hồ Thị Vân (nhân viên Bưu điện xã Hòa Phú, TP. Buôn Ma Thuột kiêm đại lý thu bảo hiểm), để phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, chị phải tường tận hoàn cảnh, thu nhập, điều kiện từng gia đình đối tượng “tiềm năng” nhằm vận động họ tham gia. Hơn thế nữa, theo phương châm “mưa dầm thấm lâu” và cách tuyên truyền ngắn gọn, dễ hiểu, nắm vững các chính sách, Luật BHXH, BHYT chị đã tuyên truyền, tư vấn giúp bà con nhân dân tham gia BHXH để chăm lo cuộc sống khi về già. Đến nay, sau gần 2 năm thực hiện công tác thu bảo hiểm, chị Vân đã vận động được gần trăm người tham gia BHXH tự nguyện.

Cán bộ BHXH huyện Ea Kar (bìa phải) trao đổi chính sách hỗ trợ tham gia BHXH tự nguyện cho cán bộ bán chuyên trách với chính quyền xã Cư Yang.
Cán bộ BHXH huyện Ea Kar (bìa phải) trao đổi chính sách hỗ trợ tham gia BHXH tự nguyện cho cán bộ bán chuyên trách với chính quyền xã Cư Yang (huyện Ea Kar).

Có thể nói, việc đẩy mạnh tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện thời gian qua đã được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Thông qua việc tổ chức hội nghị tập huấn, tuyên truyền; cử cán bộ, nhân viên về tận cơ sở để đối thoại với người dân; xây dựng pano, áp phích, tờ rơi, băng rôn; chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan truyền thông; xe tuyên truyền lưu động đến các cụm dân cư… đã giúp người dân tiếp cận chính sách BHXH tự nguyện một cách kịp thời, rõ ràng, đầy đủ và tích cực tham gia.

Bên cạnh đó, BHXH tỉnh cũng luôn chủ động tham mưu với các cấp ủy, chính quyền xây dựng kế hoạch phát triển, rà soát, phân loại các nhóm đối tượng tiềm năng để tuyên truyền, vận động; đồng thời giao chỉ tiêu phát triển người tham gia cho từng đơn vị, đoàn thể, đại lý thu. Với những nỗ lực này, đến cuối năm 2020, toàn tỉnh đã có 13.322  người tham gia BHXH tự nguyện (đạt 101,4% kế hoạch), tăng hơn 6.000 người tham gia so với năm 2019 (6.979 người tham gia).

Thúy Hồng

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.