Multimedia Đọc Báo in

Vụ 2 con voi rừng bị sát hại ở VQG Yok Đôn: Đề nghị thành lập chuyên án điều tra nguyên nhân voi chết

18:45, 30/08/2012

Vườn Quốc gia Yok Đôn đã chính thức đề nghị phía cơ quan chức năng thành lập chuyên án điều tra nguyên nhân 2 con voi rừng bị sát hại tại tiểu khu 257, VQG Yok Đôn. Thông tin trên được ông Hoàng Văn Xuân - Phó Giám đốc VQG Yok Đôn cho biết sáng nay (30-8)

Phần mặt con voi đực bị đục tung, vòi bị cắt rời, người ta nghi ngờ nó đã bị giết để lấy ngà
Phần mặt con voi đực bị đục tung, vòi bị cắt rời, người ta nghi ngờ nó đã bị giết để lấy ngà

Cho đến ngày 30-8, thi thể 2 con voi rừng trưởng thành bị sát hại vẫn còn nằm trên hiện trường tại khoảnh 7, tiểu khu 257 - VQG Yok Đôn. Lãnh đạo Vườn đang chờ ý kiến từ Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam có nhận xác voi làm tiêu bản hay không, nếu không, Vườn sẽ tiến hành tiêu hủy theo quy định. Được biết, phía Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam cũng đang lưỡng lự, bởi 2 con voi bị chết không còn nguyên vẹn do bị lấy mất nhiều bộ phận, bên cạnh đó, xác voi đang trong quá trình phân hủy nên không còn nhiều giá trị về mặt khoa học.
Như báo Dak Lak Online đã đưa tin, trước đó, ngày 25-8, tại tiểu khu 257 thuộc địa bàn quản lý của trạm kiểm lâm số 11 (nằm trên địa bàn xã Ea Bung, huyện Ea Súp) người dân trong lúc đi rừng đã phát hiện 2 con voi rừng gồm một đực và một cái (tuổi từ 22 đến 25 năm) nằm chết đang trong giai đoạn phân huỷ. Theo ghi nhận tại hiện trường, voi đực có kích thước chiều dài thân 3,7m; chiều cao vai 2,5m; đầu bị đục tung; hàm, vòi bị cắt rời. Voi cái có kích thước chiều dài thân 3,2m; chiều cao vai 2,42m; cơ thể còn nguyên vẹn. Theo nhận định bước đầu của các cơ quan năng: nguyên nhân voi chết là do tác động từ bên ngoài, không phải chết tự nhiên và không loại trừ khả năng 2 con voi bị săn bắn để lấy ngà, lông đuôi.


L.V

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.