Multimedia Đọc Báo in

Đôi điều bàn về soạn giáo án

15:28, 13/11/2011

Theo Quyết định số 07 của Bộ GD-ĐT, soạn bài là một trong những nhiệm vụ tất yếu của mỗi giáo viên. Việc sử dụng giáo án soạn trên máy tính bằng các phần mềm soạn thảo văn bản được khuyến khích. Đặc biệt, các bài giảng có ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong các phần mềm như: Violet, Lecture Maker, Microsoft PowerPoint... làm cho các tiết học trở nên hấp dẫn và hiệu quả hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nếu xem xét một cách kỹ lưỡng thì sẽ nhận thấy bên trong đó tiềm ẩn nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Đó là việc không ít giáo viên đã tải giáo án trên mạng xuống để đối phó với việc kiểm tra của nhà trường.

Một tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin. (Ảnh minh họa)
Một tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin. (Ảnh minh họa)
Qui định mới của giáo viên phổ thông hiện nay về định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên THCS: 19 tiết, giáo viên THPT: 17 tiết... thời gian còn lại dùng để soạn bài, họp tổ chuyên môn. Như vậy, giáo viên cần phải để dành một khoảng thời gian cần thiết để nghiên cứu nội dung và soạn bài. Tuy nhiên, đa số giáo viên chỉ cần một cú nhấp chuột vào các trang giáo án điện tử trên Internet là tha hồ lựa chọn các loại giáo án. Thực ra, kho giáo án điện tử đó rất là thiết thực cho những người hay tìm tòi nghiên cứu bổ sung kiến thức để có được những sản phẩm mới phù hợp với điều kiện của trường mình giảng dạy. Thế nhưng nhiều giáo viên lại tải xuống, in ra đóng thành tập để sử dụng năm này qua năm khác. Thậm chí có những bộ giáo án khi kiểm tra thì thấy câu hỏi một nơi, trả lời một... nẻo! Trong thực tế  có rất nhiều giáo viên chưa biết gõ như thế nào ra chữ tiếng Việt, nhưng lại có những bộ giáo án cực kỳ “bắt mắt”. Khi tìm hiểu thì mới biết họ lên các dịch vụ photocopy với một khoản tiền 50.000-60.000 đồng là đã có được giáo án cho 1 tuần dạy. Bởi vậy, nhiều bộ giáo án giống nhau đến từ cách trình bày, từng câu từng chữ, giống từ cách dẫn dắt vấn đề đến những lỗi sai chính tả ... Hậu quả là nhiều giáo viên không mặn mà với việc đầu tư soạn giảng, giờ dạy không được chuẩn bị chu đáo, chất lượng giờ giảng càng giảm sút.

Thiết nghĩ việc soạn giáo án bằng máy tính là phù hợp với xu thế phát triển của CNTT, sự phát triển của ngành GD-ĐT. Giáo án soạn trên máy tính đẹp hơn, gọn gàng hơn, có thể chia sẻ để các giáo viên tham khảo của nhau, là một bước để giáo viên đến gần với việc ứng dụng CNTT ở mức độ cao hơn, việc soạn bài trên máy vi tính chỉ áp dụng cho những giáo viên đã biết sử dụng máy tính. Vẫn cho phép giáo viên được tham khảo giáo án của người khác trên mạng, từ cơ sở đó để điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học cho phù hợp với điều kiện và đối tượng học sinh của trường mình. Không thể chấp nhận những giáo án sao chép hoặc chuẩn bị một cách thiếu nghiêm túc như vậy!

Nguyễn Trung Thu

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.