Multimedia Đọc Báo in

Xem xét bổ sung kiến thức cho thí sinh dân tộc thiểu số được tuyển vào đại học, cao đẳng

14:46, 31/05/2012

Ngày 30-5, Bộ GD-ĐT đã ra văn bản hướng dẫn về việc bổ sung kiến thức cho thí sinh là người dân tộc thiểu số, thí sinh có hộ khẩu thường trú tại các huyện nghèo được xét tuyển vào ĐH, CĐ.

Học sinh Khoa Dự bị Trường Đại học Tây Nguyên kiểm tra hết môn học. Ảnh: minh họa
Học sinh Khoa Dự bị Trường Đại học Tây Nguyên kiểm tra hết môn học. Ảnh: minh họa

Tại điểm b, khoản 1, Điều 33 của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy quy định: việc xét tuyển vào ĐH, CĐ đối với thí sinh là người dân tộc thiểu số, thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển tại các huyện nghèo theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CPngày 27-12-2008 của Chính phủ, nếu học ba năm cuối cấp và tốt nghiệp trung học phổ thông tại các huyện này thì Hiệu trưởng các trường xem xét quyết định xét tuyển cho vào học.

Các thí sinh này phải học bổ sung kiến thức một số môn, đặc biệt là ngoại ngữ và tin học ngoài thời gian đào tạo chung theo chương trình của ngành học. Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm xem xét, xác định môn học, thời lượng môn học, phương án xét vào học chính thức theo trình độ và ngành học trên cơ sở nguyện vọng và điểm tổng kết cuối năm học bổ sung kiến thức của thí sinh.

Đối với trường đủ điều kiện (về số lượng thí sinh đăng ký, đội ngũ cán bộ giảng dạy), hiệu trưởng tổ chức lớp để bổ sung kiến thức cho thí sinh tại trường; trường không đủ điều kiện thì chuyển thí sinh về các trường dự bị ĐH, dự bị ĐH dân tộc, các khoa dự bị ĐH hoặc các trường đủ điều kiện theo vùng để tổ chức lớp học bổ sung kiến thức theo yêu cầu.

 NH (Nguồn Bộ GD-ĐT)
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.