Multimedia Đọc Báo in

Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Giáo dục Hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh tổng kết năm học 2011-2012

10:57, 01/06/2012

Ngày 1-6, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Giáo dục Hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh tổ chức Lễ tổng kết năm học 2011-2012. Đại diện Sở GD-ĐT, Nhà Văn hóa Thanh thiếu nhi tỉnh, Ban Công tác Phụ nữ và Đoàn thanh niên Công an tỉnh đã tham dự.

Đông đảo phụ huynh và học sinh tham dự Lễ tổng kết năm học 2011-2012
Phụ huynh và học sinh tham dự Lễ tổng kết năm học 2011-2012

Năm học 2011-2012, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Giáo dục Hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh có 96 cháu học chuyên biệt, gồm: khiếm thính 70 cháu, khiếm thị 8 cháu, chậm phát triển trí tuệ 9 cháu và tự kỷ 9 cháu.  Ngoài ra, Trung tâm còn tổ chức can thiệp sớm cho 32 cháu với nhiều dạng tật, hỗ trợ hòa nhập 291 học sinh, trong đó có 40 học sinh khuyết tật nặng. Ngoài đổi mới phương pháp dạy học, năm học vừa qua Trung tâm đã đưa một số trang thiết bị hỗ trợ vào giảng dạy như: máy trợ thính, sách nói, sách chữ nổi, nhờ đó chất lượng chăm sóc, giáo dục học sinh được nâng cao. Kết quả có 100% thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của học sinh, 39 cháu đạt học lực khá, giỏi, 4 cháu chăm ngoan.

Ban Công tác Phụ nữ và Đoàn thanh niên Công an tỉnh trao học bổng tặng học sinh  có hoàn cảnh khó khăn, học  giỏi
Ban Công tác Phụ nữ và Đoàn thanh niên Công an tỉnh...

 Tại Lễ tổng kết, Nhà Văn hóa Thanh thiếu nhi tỉnh, Quỹ Bảo trợ  (Trung Hỗ trợ Phát triển Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh), Ban Công tác Phụ nữ và Đoàn thanh niên Công an tỉnh đã trao 15 suất học bổng (mỗi suất trị giá từ 200.000 đến 1.000.000 đồng) tặng học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học giỏi.

và Nhà văn hóa Thanh thiếu nhi tỉnh trao học bổng tặng học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học giỏi
và đại diện Nhà văn hóa Thanh thiếu nhi tỉnh trao học bổng tặng học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học giỏi

Trung tâm tặng Giấy khen và trao phần thưởng 39 học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến.

Nguyên Hoa
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.