Multimedia Đọc Báo in

Ban hành danh mục thiết bị dạy học thông dụng môn ngoại ngữ

16:47, 28/10/2012

Bộ GD-ĐT vừa có văn bản  hướng dẫn các Sở GD-ĐT mua sắm thiết bị và bảo quản thiết bị dạy học môn ngoại ngữ trong các trường phổ thông.

Theo đó, các sở GD-ĐT triển khai dạy học ngoại ngữ theo Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 căn cứ vào khả năng sử dụng thiết bị của giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất hiện có của từng trường, số lớp học, số học sinh, các chức năng cơ bản của từng thiết bị phù hợp với yêu cầu, khả năng giảng dạy của từng cơ sở giáo dục, tổ chức rà soát các thiết bị dạy học đã có, đối chiếu với Danh mục thiết bị dạy học môn ngoại ngữ trong các trường phổ thông để lập kế hoạch mua sắm về chủng loại, số lượng thiết bị phục vụ giảng dạy môn ngoại ngữ bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí.

Học sinh Dak Lak tham dự Hội thi giỏi tiếng Anh trên internet năm 2012
Học sinh Dak Lak tham dự Kỳ thi Olmpic tiếng Anh qua Internet cấp quốc gia năm học 2011-2012 (Ảnh: minh họa)

Bộ quy định rõ 12 loại thiết bị nằm trong danh mục thiết bị dạy học thông dụng môn ngoại ngữ, gồm cassette; tăng âm, loa, micro; ti vi, đầu đĩa; máy vi tính; máy chiếu đa năng; thiết bị âm thanh đa năng; tranh tương tác; thẻ luyện tập; bộ thẻ các nhân vật; bộ thẻ chữ; băng, đĩa. Bộ yêu cầu các trường chưa có đủ điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ còn hạn chế về chuyên môn thì chỉ chọn mua những thiết bị cần thiết. Đối với các thiết bị thông dụng đã được đầu tư những năm trước... thì phải bảo dưỡng, lắp đặt kết hợp chứ không mua mới để tránh lãng phí.

Sở GD-ĐT có trách nhiệm giám sát việc tổ chức mua sắm, đặc biệt chú trọng kiểm tra chất lượng, xuất xứ của thiết bị, tổ chức triển khai sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học ở các nhà trường.

Bộ GD-ĐT chủ trì phối hợp với các bộ, ban, ngành tổ chức kiểm tra, thanh tra, đánh giá công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức mua sắm, tự làm, sử dụng, bảo quản... thiết bị dạy học của các địa phương trong quá trình tổ chức và triển khai thực hiện.

Kinh phí mua sắm thiết bị dạy học ngoại ngữ được cân đối từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia GD-ĐT, nguồn ngân sách sự nghiệp giáo dục của địa phương, kinh phí hợp pháp khác và huy động từ xã hội.

NH (Nguồn Bộ GD-ĐT)
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.