Multimedia Đọc Báo in

Dak Lak: 99% số trường thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non

16:58, 28/08/2013

Ngày 28-8, Sở GD-ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non (GDMN) giai đoạn 2009-2013.

Các bé Trường Mẫu giáo Kr ông Ana ( huyện Kr ông Ana) trong giờ
Các bé Trường Mẫu giáo Krông Ana (huyện Krông Ana) trong giờ sinh hoạt
 
Sau 4 năm thực hiện, toàn tỉnh có 258/259 trường, 2.624 lớp, với 76.976 trẻ thực hiện chương trình GDMN, đạt tỷ lệ 99% tổng số trường. Trong đó mẫu giáo 5 tuổi là 1.284 lớp (32.970 học sinh). Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường mầm non trong tỉnh đã nắm bắt được chương trình GDMN, thực hiện lập kế hoạch năm học, xây dựng mục tiêu từng chủ đề phù hợp với độ tuổi của trẻ và tình hình thực tế của địa phương. Đặc biệt, nhiều giáo viên đã sáng tạo ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức hoạt động học, vui chơi cho trẻ đạt hiệu quả cao.
 
Công tác kiểm tra, đánh giá trẻ được triển khai thực hiện nghiêm túc, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng nâng cao. Việc đổi mới phương pháp giáo dục đã giúp trẻ mạnh dạn, linh hoạt trong các hoạt động vui chơi, học tập, sinh hoạt và giao tiếp.
 
Trẻ học qua lớp mẫu giáo 5 tuổi mạnh dạn, tự tin hơn (
Trẻ học qua lớp mẫu giáo 5 tuổi mạnh dạn, tự tin hơn (Trong ảnh: các bé tại Cơ sở tình thương Chùa Bửu Thắng-thị xã Buôn Hồ háo hức đón chào năm học 2013-2014)
 
Để phục vụ Chương trình GDMN, tỉnh đã đầu tư hơn 162 tỷ đồng xây dựng mới, sửa chữa 398 phòng học,  54 bếp ăn, 207 công trình vệ sinh, 155 công trình nước sạch cho các trường mầm non. Ngoài ra, từ nguồn vốn chương trình mục tiêu đã trang bị 181 bộ đồ dùng trong lớp, 139 bộ đồ chơi ngoài trời với tổng kinh phí gần 40 tỷ đồng.
 
Năm học 2013-2014, ngành Giáo dục tỉnh phấn đấu 100% trường mẫu giáo, mầm non và trên 95% nhóm lớp, trẻ mẫu giáo 5 tuổi thực hiện chương trình GDMN.
 
Nguyên  Hoa
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.