Multimedia Đọc Báo in

Nỗ lực của cô học trò nghèo

12:52, 25/08/2013

Cô học trò Vũ Thị Trúc Quỳnh (trú ở thôn 2, xã Ea Đrơng, huyện Cư M’gar) học sinh lớp 12A, Trường THPT chuyên Nguyễn Du, sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Cha mất từ năm em học lớp 1, mẹ một mình tần tảo nuôi hai chị em Quỳnh ăn học. Mẹ Quỳnh là cô Đào Thị Thơ - giáo viên Trường Tiểu học Phan Bội Châu xã Ea Đrơng (huyện Cư M’gar). Bao năm qua 3 mẹ con Quỳnh sống dựa vào đồng lương giáo viên ít ỏi, ngoài ra gia đình không có thêm nguồn thu nhập nào khác. 

Niềm vui của Quỳnh khi nhận giấy báo nhập học.
Niềm vui của Quỳnh khi nhận giấy báo nhập học.

Thương mẹ nên Quỳnh chăm ngoan, cố gắng học thật giỏi. Nỗ lực đó được em chứng minh bằng thành tích là học sinh giỏi trong suốt 12 năm liền. Trước đây Quỳnh rất lo lắng nếu thi đỗ một trường chuyên nghiệp nào đó, thì mẹ sẽ lại thêm gánh nặng tiền ăn học của cả 2 chị em. Nhưng được mẹ động viên nên em đã quyết tâm thực hiện ước mơ thi vào Học viện Quân y để trở thành bác sĩ.

Kết quả là Quỳnh đã thi đỗ Học viện Quân y với số điểm khá cao: 27,5 điểm. Nói về thành tích của con, cô Đào Thị Thơ không giấu được niềm tự hào và xúc động: “Từ nhỏ đến lớn gia đình không phải lo lắng về Quỳnh, cháu rất chăm ngoan, chi tiêu cũng rất tiết kiệm. Ở các cấp học, cháu được thầy cô và bạn bè quý mến, giúp đỡ rất nhiều…”.

Chia sẻ về phương pháp học tập của mình, Quỳnh cho biết: “Trong quá trình học cần nắm chắc lý thuyết, giải các bài tập theo các dạng, chứ không học chung chung, chịu khó làm bài tập đầy đủ. Ngoài ra, khi đi thi cần phải tự tin và đặt ra mục tiêu cụ thể và phải phấn đấu hết sức vì mục tiêu của mình…”.

Chuẩn bị bước vào học tập và rèn luyện trong môi trường quân đội, với bản chất cần cù, chịu khó tin rằng Quỳnh sẽ tiếp tục phát huy đạt được nhiều kết quả đáng khâm phục.

Nguyễn Trung Hải


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.