Multimedia Đọc Báo in

Những khó khăn ở một điểm trường phụ

06:46, 08/12/2013
Trường Mẫu giáo Hoa Cau ở buôn Sin A, xã Ea Đrông (TX. Buôn Hồ) được thành lập vào tháng 11-2012. Ngoài ba lớp với 97 học sinh tại điểm trường chính, Trường Mẫu giáo Hoa Cau còn có một lớp học tại điểm trường ở thôn 8, xã Ea Đrông. Điểm trường này hiện còn rất nhiều khó khăn.

Lớp học tại điểm trường thôn 8 của Trường Mẫu giáo Hoa Cau phải mượn phòng học của điểm Trường Tiểu học Nơ Trang Lơng. Dù chỉ cách trường chính 7 km nhưng để vào tới điểm trường phụ ở thôn 8 này phải mất khoảng một giờ đi xe máy bởi đường đi rất khó khăn, khoảng 3km đầu tiên là đường nhựa đã xuống cấp với nhiều ổ voi, ổ gà, mặt đường gập ghềnh; trên đường đi còn có một con suối nhỏ, vào mùa mưa nước suối dâng cao khiến giáo viên phải gửi xe ở nhà dân, lội bộ qua suối và đi bộ hơn 3km đường đất để vào trường. Điểm trường phụ của Trường Mẫu giáo Hoa Cau nằm chơ vơ, không có bảng hiệu, không cổng, không tường rào, cũng không có nhà vệ sinh. Do thường xuyên bị người bên ngoài vào quậy phá nên các cánh cửa phòng học không còn kính, cũng không có điện; bàn ghế không đúng quy cách cho học sinh mẫu giáo vì đây là bàn ghế của trường tiểu học, đồ dùng, đồ chơi cho trẻ không có… Có thể nói, đây là lớp mẫu giáo nhiều “không” nhất của TX.Buôn Hồ. Kế bên lớp mẫu giáo là phòng học của điểm Trường TH Nơ Trang Lơng. Phòng học ghép hai lớp với tổng số 8 học sinh: lớp hai và lớp ba, mỗi lớp 4 học sinh. Hai lớp chung nhau một tấm bảng, một bên học toán, một bên học tiếng Việt. Cô giáo chủ nhiệm cho biết mùa nắng còn đỡ vất vả, chứ mỗi khi mùa mưa đến, một phần đường bùn lầy, một phần nước suối dâng cao, nhiều học sinh không thể đến lớp.

H.Huyên


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.