Multimedia Đọc Báo in

Niềm vui của cô học trò nghèo

14:33, 15/09/2015
Như thường lệ, bước vào năm học mới, Thầy Nguyễn Khắc Thống, Hiệu trưởng Trường THCS Ea Uy lại cùng cán bộ, giáo viên nhà trường bắt tay vào việc khảo sát “3 đủ” (đủ ăn, đủ quần áo, đủ sách vở) với học sinh trong toàn trường.
 
Nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn đã tiếp tục được đến trường nhờ sự tiếp sức của thầy cô giáo và các “mạnh thường quân”. Thầy Thống cho biết, Ea Uy là xã vùng 3, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Trong cuộc khảo sát mới đây của nhà trường, hầu hết học sinh đều có đủ sách vở vì đã được Nhà nước quan tâm, hỗ trợ. Tuy nhiên, vẫn còn một số em chưa được ăn sáng, phải đi bộ trên 1 km đến trường. Và cô học trò lớp 6, Du My, người dân tộc Xê Đăng là một trong những trường hợp như vậy. Em là con thứ 3 trong gia đình có 5 anh chị em. Bố mẹ làm nông, ruộng đất ít, lại cằn cỗi nên thu nhập chẳng đáng là bao. Thấy gia đình vất vả, hai anh chị của My đều đã bỏ học để phụ bố mẹ làm rẫy, làm thuê kiếm sống. Nhà ở xa, lại không có phương tiện đi lại nên sáng nào, My cũng phải dậy thật sớm để không bị trễ học…  

 

Thầy Hiệu trưởng thăm hỏi, động viên Du My trước năm học mới.
Thầy Hiệu trưởng thăm hỏi, động viên Du My trước năm học mới.

Nắm rõ hoàn cảnh gia đình Du My, thầy Hiệu trưởng ân cần thăm hỏi, động viên. Thay mặt nhà trường, thầy để Du My lựa chọn sẽ nhận hỗ trợ 1 triệu đồng tiền mua gạo, thực phẩm hoặc 1 chiếc xe đạp để em đến trường. Được giúp đỡ, cô học trò gầy gò, đen nhẻm ngân ngấn nước mắt rồi cho biết sẽ nhận tiền. Tuy không thật nhiều, nhưng với khoản hỗ trợ ấy, không chỉ riêng em mà bố mẹ, anh chị sẽ có được những bữa ăn ngon… Nhớ lại câu chuyện của Du My, thầy Hiệu trưởng cảm động: “Hầu hết các học sinh được hỗ trợ đều chọn xe đạp để đi học thì riêng em ấy lại khác. Du My còn nhỏ, nhưng đã có tấm lòng hiếu thảo, biết quan tâm, lo lắng cho bố mẹ, anh chị mình. Vì vậy nhà trường quyết định sẽ trao cả 2 phần quà cho Du My”.  

Nhận được xe đạp và tiền mặt 1 triệu đồng hỗ trợ của các “mạnh thường quân” trong ngày khai giảng, Du My hạnh phúc lắm. Em hứa tự hứa với chính mình, phải nỗ lực học tập, giành kết quả cao để không phụ lòng mong mỏi, yêu thương của gia đình, thầy cô, bạn bè… Đặc biệt, là nuôi dưỡng ước mơ trở thành giáo viên, dạy chữ cho học sinh nghèo, vùng sâu, vùng xa.

Quỳnh Anh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.