Multimedia Đọc Báo in

11 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học

15:35, 23/03/2016
Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học (ĐH). 

Theo đó có 11 tiêu chuẩn đánh giá, gồm: mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo; Bản mô tả chương trình đào tạo; Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học;  Phương pháp tiếp cận trong dạy và học; Đánh giá kết quả học tập của người học; Chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học;  Chất lượng đội ngũ cán bộ hỗ trợ; Chất lượng người học và hoạt động hỗ trợ người học; Cơ sở vật chất và trang thiết bị; Nâng cao chất lượng; Kết quả đầu ra.

Sinh viên khoa ngoại ngữ Trường Đại học Tây Nguyên đang thảo luận nhóm.
Sinh viên khoa ngoại ngữ Trường Đại học Tây Nguyên đang thảo luận nhóm.

Cơ sở giáo dục ĐH căn cứ vào tình hình cụ thể để lập kế hoạch xây dựng chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cho từng giai đoạn và có các biện pháp thực hiện tốt kế hoạch đề ra.

Mục đích việc ban hành tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục ĐH là để các trường ĐH sử dụng tiêu chuẩn tự đánh giá toàn bộ hoạt động liên quan đến chương trình đào tạo, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng đào tạo của từng chương trình cụ thể. Đồng thời, các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục sử dụng tiêu chuẩn để đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đối với các chương trình đào tạo.
 
Tỉnh Đắk Lắk có 2 trường đại học: Đại học Tây Nguyên đào tạo khoảng 18.000 sinh viên của 37 ngành đào tạo trình độ đại học; Trường Đại học Buôn Ma Thuột đào tạo gần 800 sinh viên 2 ngành Y Đa khoa và Dược học đại học.
 
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 29-4-2016.
 
Nguyên Hoa ( Nguồn Chinh phu.vn)
 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.