Multimedia Đọc Báo in

Mỗi năm các cơ sở dạy nghề ở vùng Tây Nguyên đào tạo nghề cho hơn 85.000 người

17:55, 03/03/2016

Tổng Cục dạy nghề (Bộ LĐ-TBXH) cho biết, vùng Tây Nguyên hiện có 108 cơ sở dạy nghề (tăng 25 cơ sở so với năm 2010), gồm 6 trường cao đẳng nghề, 12 trường trung cấp nghề, 90 trung tâm dạy nghề; 68/80 huyện có cơ sở dạy nghề công lập.

Sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Đắk Lắk đang thực hành nghề.
Sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Đắk Lắk đang thực hành nghề.

Giai đoạn 2010-2015, các cơ sở dạy nghề trong vùng đã tuyển sinh 427.921 người (bình quân mỗi năm dạy nghề cho 85.584 người), tăng gấp 3,7 lần so với giai đoạn 2006-2010. Trong đó tuyển sinh cao đẳng nghề, trung cấp nghề chiếm khoảng 8,4%. Nhờ đó, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của toàn vùng tăng từ 26,5% năm 2010 lên 33,5% vào năm 2015.

Đặc biệt, nhờ chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn, trong 5 năm qua đã có gần 34.000 lao động nông thôn chuyển sang làm công nhân trong các doanh nghiệp, làm chủ các xưởng sản xuất, tổ nhóm sản xuất, tạo việc làm cho lao động khác hoặc sản xuất hàng hóa cung cấp cho doanh nghiệp, bước đầu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn.


Nguyên Hoa
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.