Multimedia Đọc Báo in

Hội thảo khoa học "Đặc điểm bệnh dịch và giải pháp nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng khu vực Tây Nguyên"

22:19, 09/06/2018

Sáng 9-6, Trường Đại học Buôn Ma Thuột phối hợp Học viện Quân y tổ chức Hội thảo khoa học “Đặc điểm bệnh dịch và giải pháp nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng  khu vực Tây Nguyên”.

Buổi hội thảo có sự tham gia của hơn 200 Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ các viện, học viện, trường đại học, lãnh đạo Sở Y tế Đắk Lắk, sinh viên Trường Đại học Buôn Ma Thuột...

Giáo sư, tiến sĩ Đặng Tuấn Đạt, Hiệu trưởng Trường Đại học  Buôn Ma Thuột phát biểu tại Hội thảo.
Giáo sư, tiến sĩ Đặng Tuấn Đạt, Hiệu trưởng Trường Đại học Buôn Ma Thuột phát biểu tại Hội thảo.

Tại Hội thảo, các giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Trường Đại học Buôn Ma Thuột, Viện sốt rét ký sinh trùng côn trùng Quy Nhơn, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Học viện Quân y, Công ty Cổ phần Dược - Vật tư Y tế Đắk Lắk, Bệnh viện Quân y 211, Trường Đại học Y Dược Huế… đã trình bày một số báo cáo khoa học như: Nghiên cứu thành phần loài, sự phân bố, khả năng nhiễm Arbo virut ở quần thể muỗi Culex và một số loài động vật nuôi, hoang dại ở Tây Nguyên; Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh sốt rét ở xã biên giới Campuchia (huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông); Cơ cấu bệnh tật của người dân tộc thiểu số sống lâu đời tại vùng khó khăn của tỉnh Đắk Nông năm 2012-2014; Đặc điểm nguồn dược liệu bản địa tại Tây Nguyên; Xây dựng quy trình bào chế bột cao khô đột quỵ từ nguồn dược liệu bản địa Tây Nguyên…

 Các đại biểu nghe báo cáo khoa học tại Hội thảo.
Các đại biểu nghe báo cáo khoa học tại Hội thảo.

Hội thảo là cơ hội để những người công tác trong ngành Y gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về đào tạo, nghiên cứu khoa học trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng.

 Nguyên Hoa

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.