Multimedia Đọc Báo in

PAK FA T-50 – Mẫu máy bay phản lực chiến đấu thế hệ 5 của Nga

18:03, 24/12/2010
Vừa qua, nhân chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, 2 nước đã ký kết hợp đồng máy bay thế hệ 5, lên tới 30 tỷ USD, nhằm phát triển thế hệ máy bay chiến đấu thứ 5 làm đối trọng với F- 22 của Mỹ trên bầu trời.
PAK FA (hay PAK-FA) là một máy bay phản lực chiến đấu thế hệ thứ 5 của Nga đang được phát triển bởi Tổ hợp Hàng không Tương lai cho Không quân Chiến thuật của Nga. 
 
PAK FA được phát triển để thay thế những chiếc MiG-29 và Su-27 trong không quân Nga và là nền tảng cho Dự án Sukhoi/HAL FGFA phát triển chung với Ấn Độ.
Mig-29
Mig-29
Là một chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, nó được thiết kế để cạnh tranh trực tiếp với chiếc F-22 Raptor của Mỹ và chiếc F-35 Lightning II.
Su-27
Su-27
Chiếc T- 50 đã thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình ngày 29-1-2010. Nó được trang bị một radar cực mạnh: N050 BLRS AESA/PESA, cho phép quét đồng thời 32 mục tiêu cùng lúc và điều khiển hỏa lực tiêu diệt đồng thời 8 mục tiêu.
 Radar N050 BLRS AESA/PESA
Tầm hoạt động của radar khoảng 400km. Cộng với hệ thống vũ khí đa dạng để thực hiện nhiều nhiệm vụ trên không, trên bộ, trên biển, như: tên lửa không đối không R-73,  R-77; tên lửa không đối đất: Kh-31, không đối hạm: Kh-35 Uran, Kh-41 Moskit và các loại bom dẫn đường chính xác cao KAB-500KR…
Tên lửa không đối không R-73
Tên lửa không đối không R-73
Tất cả vũ khí của Sukhoi T- 50 sẽ được treo bên trong khoang máy bay nhằm giảm khả năng bị phát hiện của hệ thống radar phòng không đối phương.
Động cơ Saturn AL-41F
Động cơ Saturn AL-41F cho phép Sukhoi T-50 đạt tốc độ tối đa 2400km/giờ, tốc độ khi bay tuần tra khoảng 1300km/giờ, trần bay 20.000m, tầm hoạt động trên 5.000km. T-50 thậm chí có khả năng đạt tốc độ siêu âm mà không cần đốt nhiên liệu lần hai. Yêu cầu chiều dài đường băng cất cánh chỉ là 350m.
 
Đặc trưng nổi bật nhất của T-50 chính là: công nghệ tàng hình plasma (công nghệ tàng hình chủ động), là đưa ra qui trình sử dụng khí ion hóa để giảm tiết diện phản xạ radar (Radar cross section – RCS).
F-22
F-22
Khí ion hóa sẽ bao toàn bộ máy bay và hấp thụ năng lượng điện từ của sóng radar, qua đó gây khó khăn cho việc phát hiện máy bay từ hệ thống phòng không đối phương.
F-35
F-35
Theo phía Nga, các phi đội tác chiến của Không quân Nga sẽ trang bị máy bay tiêm kích T-50 vào năm 2015. Còn máy bay chiến đấu thế hệ mới trên dự kiến được đưa vào phục vụ Không quân Ấn Độ năm 2020 với số lượng ước tính khoảng 300 chiếc.
T-50
T-50
Hiện PAK-FA T-50 là đối thủ chính của chiếc máy bay tàng hình F-22 và F-35 của Mỹ. Cho đến nay, F-22 là máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 duy nhất được đưa vào sử dụng trên thế giới. 
G.T ( dịch, tổng hợp)
 

Ý kiến bạn đọc