Multimedia Đọc Báo in

Máy chuyển hóa ánh sáng mặt trời thành nhiên liệu lỏng

09:18, 31/08/2011
Một sự hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học của Đại học Caltech, ETH Zurich và Viện Paul Scherrer đến từ Mỹ và Thụy Sĩ, đã chế tạo thành công một thiết bị có khả năng chuyển năng lượng mặt trời thành nhiên liệu dạng lỏng, qua đó có thể dùng để lưu trữ, vận chuyển và sử dụng vào nhiều mục đích khác.
 
Thiết bị này được chế tạo từ một cái khung tròn làm từ thạch anh, bên dưới khung đó là một ống xy-lanh được phủ chất Ceria. Ceria là một chất hút ẩm có khả năng hấp thụ một lượng nhỏ khí CO 2.
 
Khi bơm nước vào xy-lanh và làm lạnh nó bằng CO 2, lớp Ceria được làm nóng bởi ánh sáng mặt trời từ đó sẽ tách thành: Hydro dạng lỏng và hỗn hợp Hydro, CO (2H 2 + 2CO).
 
Hydro dạng lỏng có thể dùng làm nhiên liệu cho các loại xe “xanh”. Còn hỗn hợp giữa Hydro và CO sẽ được dùng để làm khí đốt tổng hợp vì đây là một loại khí gas dễ cháy, hoặc nó cũng có thể được dùng như một chất trung gian để sản xuất nhiều loại hóa chất khác. Ngoài ra, các nhà khoa học còn cho biết thiết bị này cũng có thể sản xuất cả khí Metan.
 
Hiện thiết bị trên chỉ đạt hiệu suất khoảng 0,7 - 0,8% năng lượng từ ánh sáng và đang được cải tiến để nâng công suất lên 19%. Nhưng trong tương lai các nhà khoa học hy vọng sẽ chế tạo thành công mẫu máy này vào mục đích thương mại, nhằm khai thác tối đa nguồn năng lượng vô tận từ mặt trời và thay thế nguồn nguyên liệu dầu mỏ đang dần cạn kiệt.
G.T ( Dịch, tổng hợp)
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.