Multimedia Đọc Báo in

Nhiên liệu sinh học làm từ giấy

08:49, 30/08/2011

Các nhà khoa học của trường Đại học Tulane, New Orleans (Mỹ) đã tìm phương pháp chuyển hóa chất xơ (Cellulose) có rất nhiều trong giấy thành chất Butanol, một dạng nhiên liệu sinh học dùng để thay thế xăng dầu. Phương pháp này hy vọng sẽ mở ra một tiềm năng mới trong việc tái sử dụng giấy báo cũ, từ đó sản xuất ra nhiên liệu sinh học với chi phí thấp hơn.

Cấu trúc Butanol
Cấu trúc Butanol
Cellulose là chất hiện diện trong tất cả các loại cây xanh và là thứ nguyên liệu hữu cơ dồi dào nhất trên trái đất. Việc có thể biến nó thành Butanol là giấc mơ của rất nhiều nhà khoa học, riêng tại Mỹ, mỗi năm có ít nhất 323 triệu tấn nguyên liệu chứa Cellulose bỏ đi, tạo ra một nguồn nguyên liệu dồi dào cho loại nhiên liệu Butanol.
Nhiên liệu Butanol trong bình thí nghiệm
Nhiên liệu Butanol trong bình thí nghiệm
Để có thể biến chất Cellulose thành Butanol, các nhà khoa học phải dùng đến một loại vi khuẩn có tên là TU-103, một loại vi sinh vật được phát hiện lần đầu tiên trong phân động vật. Bằng một phương pháp đặc biệt, các nhà khoa học đã tiến hành nuôi dưỡng TU-103 để hình thành nên một tiến trình chuyển hóa Cellulose. Tiến trình này đã được thử nghiệm thành công trong phòng thí nghiệm và đang chờ được cấp bằng phát minh. Trước đây, cũng có nhiều loại vi khuẩn có khả năng tạo ra chất Butanol, nhưng chúng có nhược điểm là chỉ làm việc trong môi trường không có khí oxy, vì vậy mà chi phí sản xuất bị đội lên khá nhiều, trong khi đó TU-103 thì không mắc phải nhược điểm này.
a
Nhóm nghiên cứu của Phó Giáo sư David Mullin (phải), Tiến sĩ Harshad Velankar (giữa) và sinh viên Hailee Rask đã phát hiện ra TU-103.
Mặc dù một loại nhiên liệu sinh học khác là Ethanol cũng có thể sản sinh ra từ chất xơ Cellulose, nhưng người ta vẫn chọn Butanol vì các ưu điểm của nó như có thể sử dụng ngay trên các động cơ xe hiện tại, ít ăn mòn và chứa nhiều năng lượng hơn.
G.T ( DỊch, tổng hợp)
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.