20:16, 30/10/2011
Theo tính toán của các nhà khoa học tại NASA, vào lúc 22 giờ 28 ngày 8-11 (Giờ GMT, tức 5 giờ 28 ngày 9-11 Giờ Việt Nam), một thiên thạch được đặt tên 2005 YU55, có chiều rộng xấp xỉ 400 m, sẽ đi ngang qua Trái đất với khoảng cách 325.000 km (386.242 km là khoảng cách trung bình giữa Trái đất và Mặt trăng).
Với chiều rộng gấp 4 lần một sân bóng đá nên 2005 YU55 được các nhà khoa học xếp vào nhóm:
Thiên thạch có khả năng gây nguy hiểm. Hiện rất nhiều thiết bị quan sát, kính thiên văn trên địa cầu và không gian đã được huy động để quan sát thiên thạch này.
|
Hình ảnh mới nhất của 2005 YU55 |
Theo Lindley Johnson, Giám đốc chương trình Quan sát những vật thể gần Trái đất thuộc Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ NASA, đây là một sự kiện hiếm, chỉ xảy ra theo chu kỳ khoảng 25 năm, "Đây là lần đầu tiên chúng ta biết sự hiện diện của một thiên thạch cỡ lớn trước khi nó tới gần trái đất".
|
Mô phỏng quỹ đạo của 2005 YU55 |
Thông thường muốn quan sát một thiên thạch như vậy, người ta thường phóng một tàu vũ trụ tới gần nó, nhưng với trường hợp của 2005 YU55, các nhà khoa học có thể sử dụng những thiết bị quan sát trên mặt đất để nghiên cứu. Hiện các nhà khoa học rất hy vọng sẽ thu được nhiều thông tin về dữ liệu quang phổ để có thể xác định cấu tạo vật chất của thiên thạch trên.
G.T (
Dịch, tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc