Multimedia Đọc Báo in

Đánh giá hiệu quả vườn cà phê tái canh bằng phương pháp nuôi cấy mô

16:53, 07/10/2017

Phòng Sinh học và Công nghệ sinh học (thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên) vừa tổ chức khảo nghiệm, đánh giá lứa cà phê đầu tiên được trồng tái canh bằng phương pháp nuôi cấy mô tại hộ anh Nguyễn Thái Hoàng, ở phường Thiện An (thị xã Buôn Hồ). 

Vườn cà phê của gia đình anh Hoàng rộng khoảng 1 ha, trồng 1.200 cây với các giống TR9, TR4 và TR11 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận.

C
Cán bộ Phòng Sinh học và Công nghệ sinh học khảo nghiệm sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê nuôi cấy mô. 

Theo đánh giá của Phòng Sinh học và Công nghệ sinh học, sau 30 tháng tái canh, cây cà phê sinh trưởng, phát triển tốt; phân cành và cho trái đều; tán rộng, độ đồng đều cao; có khả năng kháng nhiều loại sâu, bệnh hại; đặc biệt là khả năng kháng bệnh rỉ sắt cao và biểu hiện khả năng thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên. Dự kiến niên vụ 2017 – 2018, mỗi cây sẽ cho năng suất trung bình 15 kg quả tươi, tương đương 3 kg cà phê nhân.

Hiện nay, mỗi năm Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên mới cung cấp ra thị trường khoảng 15.000 - 20.000 cây giống cà phê theo phương pháp nuôi cấy mô.

Nguyễn Gia


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.