Những điều nên và không nên khi luyện tập thể thao mùa hè
1. Nên uống nước lạnh trước khi luyện tập
2. Không nên đi tất bằng sợi khi luyện tập
Các chuyên gia ĐH Missouri-Columbia (Mỹ) thử nghiệm 10 loại tất ống 100% bằng sợi bông và phát hiện thấy so với tất sợi tổng hợp thì tất bông giữ nhiệt, tăng ma sát và gây đau. Nên dùng tất nylon thay thế, trong trường hợp này tất đắt tiền chưa hẳn đã phát huy tác dụng.
3. Mũ lưỡi trai và kính râm không bảo vệ được đầu khi ra nắng
Hiệp hội Nhãn khoa Mỹ (AOA) cho biết, khi ra nắng kể cả khi luyện tập nếu chỉ đội mũ lưỡi trai và kính râm thì không bảo vệ cơ thể trước rủi ro gây hủy hoại mắt của tia cực tím (UV) cũng như da mặt. Nếu ngắn hạn có thể gây đau nhức nhưng lâu dài sẽ làm tăng rủi ro cháy nắng, gia tăng bệnh đục thủy tinh thể, gây thoái hoá điểm vàng. Nên dùng các phương tiện có khả năng che nắng toàn bộ khuôn mặt, bảo vệ mắt trước bức xạ tia UV-A và UV-B khi ra nắng, kể cả khi luyện tập.
4. Không nên ngồi lỳ trong phòng máy lạnh
Mùa hè oi bức ngồi trong phòng máy lạnh được coi là lý tưởng, nhưng nếu ngồi quá lâu cũng không tốt cho cơ thể. Nên bố trí thời gian ra ngoài, tập thể thao, làm vườn, hoạt động sẽ có tác dụng tốt hơn cho cơ thể.
5. Bỏ qua kem chống nắng
Đây là sai lầm thường gặp của nhiều người khi ra ngoài trời nắng, kể cả khi luyện tập. Theo một nghiên cứu do các nhà khoa học Mỹ thực hiện cho thấy một người đi xe đạp dưới trời nắng sẽ "phơi ra" môi trường bức xạ tia UV cao gấp 30 lần so với những người không ra ngoài trời nắng. Vì vậy, khi luyện tập cần bôi kem chống nắng và nếu nắng to nên hoãn để khi trời mát hãy tập.
6. Nên tránh ra nắng lúc cao điểm
7. Hãy lắng nghe cơ thể
Gần đây do khí hậu thay đổi mà nhiệt độ mùa hè có chiều hướng gia tăng bất thường, vì vậy mỗi người tự "lắng nghe cơ thể" mình. Nói ngắn gọn hơn là xem lại tình trạng sức khỏe cụ thể của bản thân để ăn uống, luyện tập và áp dụng cách sống cho phù hợp. Ví dụ, nếu phơi ra môi trường nắng nóng quá lâu mà sức khỏe không cho phép như những người mắc bệnh mạn tính, đặc biệt là bệnh thần kinh, tim mạch thì rất nguy hiểm. Người ta có thể nghe được nhịp đập của tim, cảm nhận được tình trạng sức khoẻ để áp dụng các bài tập hay ăn uống cho phù hợp, bởi mọi cái đều có thể dẫn đến những rủi ro chưa lường hết, như hiện tượng say nắng là một ví dụ.
8. Hạn chế mồ hôi ướt lưng
Thông thường khi luyện tập hay thi đấu, mồ hôi thường ra nhiều thấm ướt lưng, nhiều người cho rằng như vậy sẽ mát nhưng theo nghiên cứu thì nên dùng các loại quần áo sáng màu để hạn chế tích tụ mồ hôi, giúp da thoát khí, duy trì lượng ôxy cần cho máu lưu thông và hạn chế mỏi mệt.
9. Không nên duy trì tần suất luyện tập cao
Khắc Nam (Theo MORE- 10/7/2010)
Ý kiến bạn đọc