Multimedia Đọc Báo in

Phòng ngừa bệnh sán chó

10:04, 04/08/2010

Sán chó (còn gọi là giun chó, giun đũa chó) có tên khoa học là Toxocara canis. Sán chó có hình tròn, dài giống như giun đũa ở người. Kết quả điều tra tại cộng đồng trong những năm qua cho thấy kết tỷ lệ người dân nhiễm sán chó không phải là thấp, đặc biệt là ở những nơi có nhiều hộ nuôi chó mèo thả rông.

Trên thực tế, đa số người bị nhiễm sán chó thường không có các triệu chứng điển hình nên rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như da bầm tím, nổi những mụn nhỏ, mệt mỏi, đau bụng, ăn không ngon, giảm cân, ho, khò khè như bị suyễn...; chỉ khi có các biến chứng, tổn thương, viêm nhiễm một cơ quan nào đó trên cơ thể và xét nghiệm máu mới biết được. Gần đây trong kiểm tra sức khỏe, có những trường hợp chẩn đoán không ra bệnh, siêu âm cũng không phát hiện được và chỉ xét nghiệm máu mới phát hiện bệnh nhân bị nhiễm sán chó.
 Một nghiên cứu của bệnh viện Nhi Đồng 2 cho thấy, đa số bệnh nhân nhập viện có biểu hiện về thần kinh. Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất trong giai đoạn đầu và khi phát bệnh là nhức đầu và động kinh, tiếp đến là bầm da, yếu liệt, rối loạn tiêu hóa, mờ mắt... Biểu hiện lâm sàng của bệnh dễ bị nhầm với một dạng ung thư võng mạc.
Sán chó trưởng thành sống trong ruột non của chó. Trứng sán theo phân ra đất phát triển thành ấu trùng, phát tán trong môi trường rồi rơi vào thức ăn, nước uống của người. Trong cơ thể người, trứng sán chó nở thành ấu trùng nhưng không phát triển thành sán trưởng thành do cơ thể con người không phải là ký chủ của nó. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, ấu trùng sẽ chui qua thành ruột non theo đường máu đến các cơ quan nội tạng khác như gan, phổi, mắt,... và gây bệnh ở các nơi này. Những trường hợp ấu trùng di chuyển đến phổi gây viêm phổi, đến mắt gây viêm xung quanh mắt hay gây bệnh ở võng mạc của mắt làm giảm thị lực, có thể làm mù mắt. Các cơ quan như mắt, não bộ,... bị tổn thương có khi phải giải phẫu nhưng khó chữa khỏi hoàn toàn. Ấu trùng cũng có thể xâm nhập qua da (nhất là da non) gây hội trứng “ấu trùng di chuyển ngoài da”.

Để chẩn đoán có bị nhiễm sán chó hay không phải xét  nghiệm huyết thanh chẩn đoán ELISA tìm kháng thể chống lại sán chó. Không xét nghiệm phân vì trứng của sán chó không có trong phân người. Sau khi điều trị, làm thử nghiệm ELISA có thể cho kết quả dương tính (+)  hằng năm do kháng thể ký sinh trùng sán chó có thể tồn tại trong máu vài năm sau đó. Vì vậy, khi bị nhiễm sán chó, sau khi điều trị cần làm xét nghiệm máu 3 tháng/1 lần cho đến khi kết quả hoàn toàn âm tính (-).
Vấn đề điều trị cần tuỳ thuộc vào diễn biến lâm sàng của bệnh nhân. Hiện nay đã có thuốc dùng để điều trị nhiễm sán chó như Thiadazole dùng liên tiếp trong 7 ngày, thuốc Albendazole 400mg uống 2 lần trong ngày và uống trong 2-3 tuần... Khi dùng thuốc phải tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sỹ, không tự ý mua thuốc về uống. Sán chó có thể điều trị khỏi nhưng sẽ tái phát nếu bị nhiễm trở lại.
Để phòng ngừa bị tán nhiễm sán chó, cần:
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân: rửa tay sạch trước khi ăn, nhà cửa phải được lau dọn sạch sẽ, ăn sạch, uống chín, nếu ăn rau sống phải rửa sạch bằng thuốc tím và rửa dưới vòi nước đang chảy.
- Không cho trẻ chơi đùa hay ngủ chung với chó và nên có nơi nuôi chó, mèo riêng biệt.
- Nên tắm và xổ giun định kỳ cho chó.
Thu gom, xử lý phân chó như phân người, không để chó ỉa bậy.

 

Hồng Vân

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.