Multimedia Đọc Báo in

Khẩn trương triển khai công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột

22:15, 02/11/2015
UBND TP. Buôn Ma Thuột vừa ban hành Công văn số 2223/UBND-YT về việc khẩn trương triển khai các công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn thành phố.
Hiện nay, tại 21 xã phường trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột đều ghi nhận có ca mắc bệnh SXH. Tính đến cuối tháng 10-2015, trên địa bàn thành phố có 700 mắc bệnh SXH.
Trước diễn biến phức tạp của bệnh SXH có nguy cơ bùng phát thành dịch rất cao, để kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống bệnh SXH, UBND TP. Buôn Ma Thuột yêu cầu Phòng Y tế, Trung tâm Y tế thành phố, Bệnh viện đa khoa thành phố, Phòng Văn hóa - Thông tin, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Đài Truyền thanh - Truyền hình thành phố, UBND các xã, phường,… chủ động nắm bắt tình hình dịch bệnh, tham mưu UBND thành phố các biện pháp phòng chống dịch kịp thời, hiệu quả. Giám sát chặt chẽ tình hình SXH, kịp thời phát hiện sớm các ổ dịch mới phát sinh, thực hiện khoanh vùng xử lý triệt để, hạn chế lây lan rộng ra cộng đồng.
UBND TP. Buôn Ma Thuột cũng yêu cầu các đơn vị chức năng triển khai thực hiện tốt “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue” ban hành theo Quyết định số 458/QĐ-BYT ngày 15-2-2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế; tổ chức tốt việc cấp cứu, cách ly và điều trị bệnh nhân để tránh xảy ra các trường hợp tử vong.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống bệnh SXH cho phụ huynh, học sinh, người dân các xã, phường; duy trì triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường loại trừ loăng quăng, bọ gậy, phòng chống bệnh SXH với sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, người dân nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động trong công tác phòng chống dịch bệnh. Vận động người dân khi bị bệnh đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, không tự ý điều trị tại nhà…
Hồng Chuyên

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.