Multimedia Đọc Báo in

2,5 triệu liều vắc xin sởi - rubella Việt Nam sẽ đưa vào tiêm chủng mở rộng trong tháng 6

18:34, 07/05/2017

Vào tháng 6 tới, 2,5 triệu liều vắc xin sởi-rubella sẽ được Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế cung cấp cho Chương trình tiêm chủng mở rộng, thay thế vắc xin nhập khẩu của Ấn Độ đang sử dụng hiện nay.

Đây là lô vắc xin phối hợp sởi- rubella đầu tiên được Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế sản xuất ngay sau khi được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành. Như vậy, Việt Nam là nước thứ 4 tại châu Á sản xuất được loại vắc xin phối hợp sởi- rubella. Đây cũng là vắc xin thứ hai của Việt Nam sản xuất theo công nghệ phối hợp hai thành phần trong một sản phẩm, trong khi các vắc xin còn lại đều là vắc xin một thành phần.

Ông Nguyễn Đăng Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin  và sinh phẩm y tế cho biết, từ nay, Việt Nam chủ động được nguồn vắc xin phòng chống dịch bệnh sởi-rubella, tránh nguy cơ thiếu hụt vắc xin do thủ tục nhập khẩu hoặc khan hiếm từ nhà sản xuất, đồng thời giảm ngân sách Nhà nước khi mua vắc xin  nước ngoài, vì giá vắc xin sản xuất trong nước rẻ hơn.

Khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin sởi - rubella cho học sinh
Khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin sởi - rubella cho học sinh

Vắc xin phối hợp sởi-rubella được Bộ Y tế giao cho Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế nghiên cứu sản xuất vào năm 2013, xuất phát từ tình hình bệnh rubella thường xuyên xảy ra tại Việt Nam, nhất là nguy cơ đối với các bà mẹ mang thai khi bị nhiễm rubella có thể gây dị tật bẩm sinh cho trẻ như bệnh tim, điếc, não úng thủy hoặc thai bị chết lưu.

Hiện nay, công suất sản xuất vắc xin sởi-rubella của Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế là 7,5 triệu liều/năm. Với nhu cầu trong nước hiện nay khoảng 3-4 triệu liều/năm, Trung tâm không những bảo đảm đáp ứng được toàn bộ nhu cầu của Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ mà còn có thể xuất khẩu.

Kim Oanh (nguồn chinhphu.vn)
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.