Multimedia Đọc Báo in

Gần 10 triệu người Việt bị viêm gan vi rút

20:56, 31/07/2017

Theo Bộ Y tế, Việt Nam hiện có gần 10 triệu người bị viêm gan vi rút.

Việt Nam là một trong ba quốc gia ở Khu vực Tây Thái Bình Dương có số người nhiễm vi rút viêm gan B và C mạn tính cao nhất. Ước tính nước ta có khoảng 8,7 triệu người bị viêm gan B  và 1 triệu người bị viêm gan C, gấp gần 40 lần số người nhiễm HIV.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết, dù tỷ lệ hiện mắc viêm gan B và viêm gan C có xu hướng giảm dần do tác động của công tác dự phòng tuy nhiên số người mắc xơ gan, ung thư gan và tử vong do viêm gan B và viêm gan C vẫn tiếp tục tăng lên trong những năm sắp tới làm tăng gánh nặng chăm sóc y tế, chi phí khám, chữa bệnh.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, viêm gan vi rút là nguyên nhân thứ 7 gây tử vong trên thế giới với 6 -10 triệu người mắc viêm gan mạn do vi rút, trong đó 1,4 triệu trường hợp tử vong mỗi năm. Trong số đó, 47% là viêm gan B và 48% là viêm gan C, còn lại là viêm gan A, viêm gan E. Năm 2015 có khoảng 1,34 triệu người tử vong do viêm gan vi rút, tương đương với số người tử vong do bệnh lao và cao hơn số người tử vong do HIV.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh nhấn mạnh, bệnh viêm gan B hoàn toàn có thể phòng ngừa chủ động bằng vắc xin và có thuốc điều trị hiệu quả, làm chậm quá trình tiến triển đến xơ gan, giảm tỷ lệ mắc ung thư gan và cải thiện tỷ lệ sống sót lâu dài. Trong khi đó, bệnh viêm gan C dù chưa có vắc xin dự phòng, nhưng việc điều trị đã có những tiến bộ vượt bậc, với tỉ lệ trên 90% người mắc được điều trị khỏi trong vòng 3 – 6 tháng. Tuy nhiên, hiện nay việc tiếp cận với các thuốc mới này vẫn còn khó khăn đối với rất nhiều người bệnh mắc viêm gan C do chi phí điều trị còn cao.

Kim Oanh (nguồn chinhphu.vn)
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.