Multimedia Đọc Báo in

Cảnh giác với nạn thu gom khẩu trang y tế đã qua sử dụng để tái chế bán lại

11:25, 17/02/2020

Thời gian gần đây, Tổng Cục Quản lý thị trường (QLTT) cảnh báo, tại một số địa phương xuất hiện tình trạng lợi dụng dịch bệnh, nhu cầu khẩu trang y tế tăng cao đã thu gom khẩu trang đã qua sử dụng 1 lần để tái chế, bán ra thị trường, đặc biệt là bán qua mạng gây nguy hại cho sức khoẻ người dùng.

Trên thực tế, khẩu trang y tế đang bán phổ biến trên thị trường, loại 3 hoặc 4 lớp được nhà sản xuất khuyến cáo chỉ sử dụng một lần. Nếu tái sử dụng lại loại khẩu trang này công dụng sẽ giảm đi rất nhiều. Hơn nữa, trong quá trình sử dụng, khẩu trang y tế còn bị nhiễm bẩn, nếu sử dụng nhiều lần sẽ tăng nguy cơ vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, hiện tượng khẩu trang y tế đã qua sử dụng được thu gom lại và bán ra thị trường là rất nguy hiểm vì không bảo đảm an toàn cho sức khỏe người dùng.  Theo Tổng Cục QLTT, đây là vấn đề liên quan đến hàng giả, hàng kém chất lượng, cần phải xử lý hình sự.

Cục Quản lý thị trường tỉnh kiểm tra mặt hàng khẩu trang y tế bày bán tại một nhà thuốc  ở TP. Buôn Ma Thuột.
Cục Quản lý thị trường tỉnh kiểm tra mặt hàng khẩu trang y tế bày bán tại một nhà thuốc ở TP. Buôn Ma Thuột.

Để bảo vệ người tiêu dùng, Tổng Cục QLTT đã yêu cầu lực lượng QLTT trong cả nước tăng cường kiểm tra; đồng thời phối hợp với lực lượng Công an để xử lý nghiêm. Liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa chỉ đạo các đơn vị trực thuộc làm việc với Bộ Y tế, sớm có hướng dẫn xử lý rác thải đối với khẩu trang đã sử dụng, để có cơ sở ngăn chặn việc lợi dụng kẽ hở, đưa vào tái sử dụng gây nguy hiểm cho sức khỏe của người dân.

Cơ quan chức năng cũng khuyến cáo người tiêu dùng, khi mua khẩu trang y tế nên chú ý tự bảo vệ mình bằng cách xem kỹ những thông tin được in trên bao bì, hộp đựng, bao gồm: nhãn hiệu, nơi sản xuất, thành phần, hạn sử dụng để tránh mua phải hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đỗ Lan


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.