Multimedia Đọc Báo in

Cứu sống bệnh nhân bị đâm thủng tim

12:32, 02/04/2021

Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên vừa phẫu thuật thành công cứu sống một bệnh nhân bị đâm thủng tim.

 Vào khoảng 15 giờ 30 phút ngày 28-3, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên tiếp nhận bệnh nhân Đ.V.C (trú tại huyện Buôn Đôn) vào cấp cứu trong tình trạng bị đâm vào vùng ngực trái, mất nhiều máu, huyết áp tụt, mạch nhanh nhỏ khó bắt. Sau khi được cấp cứu truyền dịch nâng huyết áp, thở ô xy, xét nghiệm máu, bệnh nhân được chuyển vào phẫu thuật gấp. Quá trình phẫu thuật, sau khi mở ngực, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có vết thương xuyên thấu ngực thùy trên phổi trái, thủng tâm nhĩ trái khoảng 1 cm. Sau một tiếng đồng hồ vừa mổ vừa truyền 3 đơn vị máu, hồi sức tích cực, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch.

Hiện tại, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, sức khỏe tiến triển tốt, các dấu hiệu sinh tồn ổn định.

Bác sĩ Đào Anh Dũng kiểm tra tình trạng sức khỏe cho bệnh nhân. Ảnh: Q.Nhật
Bác sĩ Đào Anh Dũng kiểm tra tình trạng sức khỏe cho bệnh nhân. Ảnh: Q.Nhật

Theo bác sĩ Chuyên khoa II Đào Anh Dũng, Trưởng Khoa Ngoại Tổng hợp, vết thương thủng tim - phổi là thương tổn rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hô hấp, tim mạch, nếu không cấp cứu kịp thời, bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng choáng không hồi phục, có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề. Do đó, ca phẫu thuật vết thương tim phổi rất phức tạp, đòi hỏi phải có êkip phẫu thuật - gây mê hồi sức có trình độ chuyên môn cao. Trong trường hợp này, bệnh nhân đã mất 2 lít máu, nếu không kịp thời cung cấp đủ lượng máu cũng có nguy cơ trụy tim mạch, suy đa tạng, nguy cơ tử vong cao. Song, nhờ kích hoạt quy trình báo động đỏ, trong đó có sự phối hợp nhịp nhàng, khẩn trương của ê kip phẫu thuật - gây mê hồi sức và các khoa khác đã giúp cuộc phẫu thuật thành công.

Kim Lê

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.