Multimedia Đọc Báo in

“Khi Tổ quốc cần”

14:17, 30/10/2011

Vừa qua, nhân kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (15-10-1956 – 15-10-2011), Ủy ban Trung ương Hội LHTNVN đã tổ chức trao Giải thưởng “Khi Tổ quốc cần” cho các  tập thể và cá nhân tiêu biểu. Sự kiện này làm ta nhớ lại phong trào “Ba sẵn sàng” do Ban Chấp hành Thành Đoàn Hà Nội phát động trong những năm 60 của thế kỷ XX. Ngay sau khi phát động, phong trào đã có sự ảnh hưởng và sức lan tỏa rất lớn. Từ một phong trào phát động trong thanh niên Hà Nội đã nhanh chóng trở thành phong trào thi đua yêu nước của thế hệ trẻ Việt Nam thời bấy giờ. Hưởng ứng lời hiệu triệu của tổ chức, lớp lớp thanh niên ưu tú  đã: Sẵn sàng nhập ngũ; Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh; Sẵn sàng đi đến bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần đến.

“Khi Tổ quốc cần” chỉ là giải thưởng từ  một chương trình nhằm tôn vinh những doanh nhân có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục nhưng cũng khơi dậy cái thời “Khi Tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau...” (Nguyễn Mỹ). Thời của những thanh niên sẵn sàng gác lại tình riêng đáp lời kêu gọi của Tổ quốc với “những cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ” ghi vào lịch sử. Với giải thưởng “Khi Tổ quốc cần”, mức độ khơi dậy lòng yêu nước, khơi dậy ý thức, trách nhiệm cộng đồng  đến đâu còn phụ thuộc rất nhiều vào cách làm và cách hành xử của những nhà quản lý tiếp theo đó nữa.

“Nói không” với tiêu cực, tệ nạn là rất cần nhưng cũng rất cần phát động những phong trào “nói có” với những điều tích cực và tốt đẹp. Như thuở nhỏ, trước giờ học bài ta thường đứng trang nghiêm đọc “Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên và nhi đồng”,  để rồi thi đua “học tập tốt, lao động tốt” và sau này khi vào đời lại thi đua làm việc tốt, hăng hái tham gia các phong trào như phong trào “Ba sẵn sàng” của những năm 60 thế kỷ 20. “Khi Tổ quốc cần” hy vọng rằng cũng sẽ có được sự hưởng ứng rộng rãi, đáp lại lời kêu gọi của Tổ quốc từ thế hệ trẻ hôm nay.

Trương Thị Hiền

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.