Cần kiểm soát việc sử dụng điện thoại di động của học sinh
15:20, 17/05/2010
Hiện nay, điện thoại di động (ĐTDĐ) đã trở nên phổ biến đến mức nó được sử dụng rất nhiều trong lứa tuổi học đường.
Ngay ở những vùng quê, vùng sâu, vùng nơi điều kiện kinh tế khó khăn cũng có nhiều cô cậu “nhí” sở hữu những chiếc ĐTDĐ hiệu Motorola hay Nokia giá từ 300.000 – 500.000 đồng. Còn ở thành thị, nhiều em học sinh sử dụng những chiếc ĐTDĐ đời mới có giá hàng triệu đồng. Không chỉ học sinh THPT, ngay cả các em học sinh bậc Tiểu học và THCS cũng có ĐTDĐ. Các bậc phụ huynh thường cho con em mình sử dụng ĐTDĐ để tiện liên lạc, kiểm tra việc học tập ở trường, ở nhà của các em khi mình đi làm hoặc đi công tác xa. Song, điều mà các bậc phụ huynh chưa nghĩ đến là ngoài liên lạc với gia đình, các em sẽ sử dụng máy như thế nào. Nhiều em không tắt điện thoại khi ngồi trong lớp khiến tiếng chuông báo cuộc gọi, tin nhắn ảnh hưởng đến giờ học. Thậm chí có em còn mở máy nghe nhạc trong giờ học. Ở lớp thì vậy, ở nhà không ít học sinh dùng ĐTDĐ để nghe nhạc, nhắn tin, gọi nhau để tán chuyện mà không dành thời gian để ôn bài. Có những nhóm học sinh còn tụ tập tại các nơi sinh hoạt công cộng để mở nhạc, chơi trò chơi qua điện thoại làm cản trở giao thông, gây phản cảm cho người qua đường. Những chiếc ĐTDĐ đời mới có chức năng chụp hình, quay phim còn được một số học sinh sử dụng để lưu những phim, ảnh đồi trụy hoặc quay lại những cảnh đánh nhau giữa bạn bè để đưa lên mạng Internet.
Nên chăng, các trường học cần có những quy định cụ thể, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng ĐTDĐ đối với học sinh, đưa vào tiêu chí để xét hạnh kiểm của các em. Gia đình cần hạn chế cho con em mình sử dụng ĐTDĐ nếu không thật cần thiết, theo dõi, điều chỉnh kịp thời nhằm hình thành cho các em văn hóa sử dụng điện thoại.
Ngay ở những vùng quê, vùng sâu, vùng nơi điều kiện kinh tế khó khăn cũng có nhiều cô cậu “nhí” sở hữu những chiếc ĐTDĐ hiệu Motorola hay Nokia giá từ 300.000 – 500.000 đồng. Còn ở thành thị, nhiều em học sinh sử dụng những chiếc ĐTDĐ đời mới có giá hàng triệu đồng. Không chỉ học sinh THPT, ngay cả các em học sinh bậc Tiểu học và THCS cũng có ĐTDĐ. Các bậc phụ huynh thường cho con em mình sử dụng ĐTDĐ để tiện liên lạc, kiểm tra việc học tập ở trường, ở nhà của các em khi mình đi làm hoặc đi công tác xa. Song, điều mà các bậc phụ huynh chưa nghĩ đến là ngoài liên lạc với gia đình, các em sẽ sử dụng máy như thế nào. Nhiều em không tắt điện thoại khi ngồi trong lớp khiến tiếng chuông báo cuộc gọi, tin nhắn ảnh hưởng đến giờ học. Thậm chí có em còn mở máy nghe nhạc trong giờ học. Ở lớp thì vậy, ở nhà không ít học sinh dùng ĐTDĐ để nghe nhạc, nhắn tin, gọi nhau để tán chuyện mà không dành thời gian để ôn bài. Có những nhóm học sinh còn tụ tập tại các nơi sinh hoạt công cộng để mở nhạc, chơi trò chơi qua điện thoại làm cản trở giao thông, gây phản cảm cho người qua đường. Những chiếc ĐTDĐ đời mới có chức năng chụp hình, quay phim còn được một số học sinh sử dụng để lưu những phim, ảnh đồi trụy hoặc quay lại những cảnh đánh nhau giữa bạn bè để đưa lên mạng Internet.
Nên chăng, các trường học cần có những quy định cụ thể, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng ĐTDĐ đối với học sinh, đưa vào tiêu chí để xét hạnh kiểm của các em. Gia đình cần hạn chế cho con em mình sử dụng ĐTDĐ nếu không thật cần thiết, theo dõi, điều chỉnh kịp thời nhằm hình thành cho các em văn hóa sử dụng điện thoại.
Dương Chí Tâm
Ý kiến bạn đọc