Cần có thái độ tôn trọng người nhận lương hưu
17:07, 02/07/2010
Những năm gần đây, Bảo hiểm xã hội TP. Buôn Ma Thuột đã có nhiều cải tiến trong việc cấp phát lương hưu hằng tháng như: người lĩnh lương không phải ghi sổ lương; người cấp phát đếm sẵn từng suất lương cho từng người nên việc cấp phát diễn ra rất nhanh.
Tuy nhiên, điều đáng nói là thái độ của một số nhân viên cấp phát lương vẫn còn mang tính cửa quyền, hống hách, thiếu tôn trọng người nhận. Chẳng hạn ở một phường nọ, những người lĩnh lương đều là cán bộ hưu trí từ 60, 70 tuổi trở lên nhưng chỉ được nghe chị nhân viên phát lương gọi trống không: “Nguyễn Văn A” hoặc “Nguyễn Thị B”… Chưa kịp thưa là bị gắt gỏng: “Sao ngồi đó mà không thưa?”. Có lần một bà đã bực mình đáp lại: “Già rồi, tai điếc không nghe thấy!”. Lại có hôm, khi ký sổ lương lẽ ra phải lấy sổ từ dưới lên thì nhân viên cấp phát lại lấy sổ từ trên xuống, nghĩa là người xếp sổ sau thì được gọi trước. Một bà đã nhắc, chị ta vẫn tiếp tục làm như thế với lý do là chỉ có vài người. Thấy thái độ cửa quyền của chị, bà ấy nói: “Chị là cán bộ ăn lương Nhà nước, làm việc phải công bằng, văn minh, có thứ tự. Chúng tôi không đến đây ăn xin”. Nghe không khí có vẻ căng thẳng, một ông dàn hòa: “Cũng có ít người ấy mà, thôi để rút kinh nghiệm”. Nào ngờ, chị nhân viên phát lương còn lớn tiếng: “Cháu không việc gì phải rút kinh nghiệm. Có ít người, cháu cứ làm thế đấy”.
Thiết nghĩ, hiện nay chúng ta đang hưởng ứng Cuộc vận động “Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, vậy mà còn có cán bộ mới có một chút “quyền” đã hống hách với dân. Thiết nghĩ, thái độ của những cán bộ như vậy khác nào “con sâu làm rầu nồi canh” ảnh hưởng đến hình ảnh người cán bộ, công chức – “công bộc” của dân như Bác Hồ đã từng dạy.
Tuy nhiên, điều đáng nói là thái độ của một số nhân viên cấp phát lương vẫn còn mang tính cửa quyền, hống hách, thiếu tôn trọng người nhận. Chẳng hạn ở một phường nọ, những người lĩnh lương đều là cán bộ hưu trí từ 60, 70 tuổi trở lên nhưng chỉ được nghe chị nhân viên phát lương gọi trống không: “Nguyễn Văn A” hoặc “Nguyễn Thị B”… Chưa kịp thưa là bị gắt gỏng: “Sao ngồi đó mà không thưa?”. Có lần một bà đã bực mình đáp lại: “Già rồi, tai điếc không nghe thấy!”. Lại có hôm, khi ký sổ lương lẽ ra phải lấy sổ từ dưới lên thì nhân viên cấp phát lại lấy sổ từ trên xuống, nghĩa là người xếp sổ sau thì được gọi trước. Một bà đã nhắc, chị ta vẫn tiếp tục làm như thế với lý do là chỉ có vài người. Thấy thái độ cửa quyền của chị, bà ấy nói: “Chị là cán bộ ăn lương Nhà nước, làm việc phải công bằng, văn minh, có thứ tự. Chúng tôi không đến đây ăn xin”. Nghe không khí có vẻ căng thẳng, một ông dàn hòa: “Cũng có ít người ấy mà, thôi để rút kinh nghiệm”. Nào ngờ, chị nhân viên phát lương còn lớn tiếng: “Cháu không việc gì phải rút kinh nghiệm. Có ít người, cháu cứ làm thế đấy”.
Thiết nghĩ, hiện nay chúng ta đang hưởng ứng Cuộc vận động “Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, vậy mà còn có cán bộ mới có một chút “quyền” đã hống hách với dân. Thiết nghĩ, thái độ của những cán bộ như vậy khác nào “con sâu làm rầu nồi canh” ảnh hưởng đến hình ảnh người cán bộ, công chức – “công bộc” của dân như Bác Hồ đã từng dạy.
S.T
Ý kiến bạn đọc