Multimedia Đọc Báo in

Phương án bảo đảm nguồn cung hàng hóa ứng phó với dịch COVID-19

18:02, 24/07/2021
Ngày 23-7, UBND tỉnh đã ban hành Phương án bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
 
Mục tiêu đặt ra là bảo đảm cung ứng kịp thời các mặt hàng thiết yếu, nhu yếu phẩm phục vụ đời sống nhân dân khi xảy ra dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Song song với đó, phát huy vai trò của doanh nghiệp (DN) trong việc tổ chức tốt hoạt động sản xuất, kinh doanh xuyên suốt, liên tục; có kế hoạch điều tiết, luân chuyển hàng hóa kịp thời tại các điểm bán để phục vụ nhân dân; không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá tại các điểm bán hàng cả trong và ngoài khu vực cách ly do dịch, bệnh.

Đồng thời, xây dựng các phương án lưu thông hàng hóa thuận lợi, bảo đảm cung ứng hàng hóa thiết yếu đến các địa phương bị cách ly, giãn cách xã hội trong mọi tình huống; hỗ trợ lưu thông, tiêu thụ hàng hóa sản xuất trên địa bàn tỉnh; kịp thời ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, găm hàng, đầu cơ tích trữ, nâng giá cao hơn so với giá thị trường.

Người dân mua thực phẩm khô tại chợ Trung tâm Buôn Ma Thuột
Người dân mua thực phẩm khô tại chợ Trung tâm Buôn Ma Thuột. 

Phương án nêu rõ các giải pháp ứng phó với dịch bệnh như: công tác đảm bảo an toàn phòng, chống dịch tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu cụm công nghiệp; bảo đảm nguồn cung ứng hàng hóa phục vụ người dân trước tình hình dịch COVID-19.

Căn cứ vào tình hình thực tiễn, nhu cầu tiêu dùng, mua sắm, đặc điểm hệ thống phân phối trên địa bàn, Phương án cũng đã xây dựng 4 kịch bản ứng phó với các tình huống có thể xảy ra trên địa bàn. Trong đó, giả định Tình huống 1: Tình hình dịch bệnh phức tạp, chưa thực hiện giãn cách xã hội; Tình huống 2: Dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, lây lan trong cộng đồng, thực hiện giãn cách toàn xã hội theo Chỉ thị số 15/CT-TTg, ngày 27-3-2020 của Thủ tướng Chính phủ và giãn cách một số địa bàn theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày, 31-3-2020 của Thủ tướng Chính phủ; Tình huống 3: Dịch bệnh diễn biến phức tạp, lây lan trong cộng đồng, tiếp tục giãn cách toàn xã hội sau thời gian giãn cách lần 1 (kéo dài tình huống 2); Tình huống 4: Dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, lây lan trong cộng đồng, giãn cách toàn xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 31-3-2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với mỗi kịch bản, Phương án xây dựng chi tiết dự báo thị trường, các trường hợp phát sinh nếu có và giải pháp ứng phó.

Các siêu thị có kế họch chủ động nguồn cung hàng hóa và bổ sung liên tucj trên các kệ hàng phục vụ nguowfi dân
Siêu thị Co.opmart Buôn Ma Thuột có kế hoạch chủ động nguồn cung hàng hóa và bổ sung liên tục trên các kệ hàng phục vụ khách. 

Để thực hiện tốt các mục tiêu như trong Phương án, UBND tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành, Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk, UBND các huyện, thị xã, thành phố, DN phân phối, cung ứng hàng hóa trên địa bàn thường xuyên nắm bắt tình hình cung cầu hàng hóa và diễn biến của dịch bệnh để kịp thời triển khai thực hiện các phương án bảo đảm hàng hóa phục vụ người dân.

Cùng với đó, tăng cường công tác thông tin, truyền thông về phòng, chống dịch COVID-19 cho các DN và người lao động. Yêu cầu các DN thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch tại đơn vị và có chế tài xử lý vi phạm nếu người lao động không tuân thủ; thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác cho người lao động để tránh lo lắng không cần thiết.
 
Đặc biệt, tuyên truyền đến người dân trên địa bàn tỉnh hiểu rõ Phương án bảo đảm nguồn cung hàng hóa mặt hàng thiết yếu tại địa phương để ứng phó với dịch bệnh COVID-19, tránh tâm lý hoang mang lo lắng dẫn đến gom mua hàng dự trữ ảnh hưởng đến tình hình cung cầu thị trường.
 
 
Đỗ Lan

(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.