Tiếp tục đồng hành, hỗ trợ đoàn viên thanh niên khởi nghiệp
Bí thư Tỉnh đoàn Y Nhuân Byă. |
Để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và lập nghiệp trong tuổi trẻ tỉnh nhà, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nhận thức, tinh thần khởi nghiệp, tổ chức diễn đàn, mời các chuyên gia nói chuyện, trao đổi về chủ đề khởi nghiệp. Tỉnh Đoàn đã phối hợp tổ chức 18 đợt tư vấn, hướng nghiệp cho trên 5.000 ĐVTN và mở 46 lớp dạy nghề cho 1.643 ĐVTN. Các Huyện Đoàn cũng đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, nói chuyện chuyên đề xoay quanh phong trào này.
Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã kết nối với các doanh nghiệp, đơn vị hỗ trợ vốn, giải ngân vốn các đề án cho ĐVTN phát triển kinh tế. Đến nay, các cấp bộ Đoàn đang quản lý tổng dư nợ nguồn vốn vay ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội 631,7 tỷ đồng; phân bổ nguồn vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm kênh Trung ương Đoàn cho 6 đơn vị với tổng kinh phí 1,2 tỷ đồng; phối hợp với ngành chức năng tổ chức 33 lớp tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao khoa học – kỹ thuật; tổ chức các buổi tham quan, học hỏi các mô hình kinh tế hiệu quả…
°Anh có thể nêu một số kết quả cụ thể trong phong trào khởi nghiệp và những khó khăn mà ĐVTN đang gặp phải trong quá trình khởi nghiệp?
Với sự hỗ trợ của tổ chức Đoàn và ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp của ĐVTN, trong năm 2017 toàn tỉnh đã thành lập 3 hợp tác xã gồm: Hợp tác xã Thanh niên trồng nấm Ea Súp (huyện Ea Súp), Hợp tác xã Thu gom rác thải Cư Pơng (huyện Krông Búk) và Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp – Giống cây trồng thanh niên Hòa Thắng (TP. Buôn Ma Thuột). Các hợp tác xã này đã tập hợp nhiều ĐVTN cùng chung chí hướng, cùng góp vốn phát triển kinh tế cho bản thân và giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn. Nhiều ĐVTN đã xây dựng mô hình phát triển kinh tế phù hợp với thế mạnh của địa phương, xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến trong các lĩnh vực.
Bí thư Tỉnh đoàn Y Nhuân Byă cùng chính quyền địa phương bàn giao công trình thanh niên đường giao thông nông thôn tại xã Ea Tul (huyện Cư M’gar). |
Bên cạnh những kết quả đạt được thì phong trào khởi nghiệp trong ĐVTN còn một số khó khăn. Các cấp bộ Đoàn chưa cụ thể hóa được những nội dung trong Đề án khởi nghiệp sáng tạo của Trung ương Đoàn. ĐVTN chủ yếu mới tiếp cận, triển khai những mô hình, đề án nhỏ nên khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn của Trung ương Đoàn. Một số mô hình, đề án của ĐVTN chưa đáp ứng yêu cầu, điều kiện giải ngân nguồn vốn, ảnh hưởng đến quá trình triển khai thực hiện.
°Để giải quyết những khó khăn đó, Tỉnh Đoàn sẽ có những giải pháp gì để hỗ trợ ĐVTN khởi nghiệp, thưa anh?
Với chủ đề năm 2018 “Năm tuổi trẻ sáng tạo”, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã ban hành kế hoạch, trong đó chú trọng triển khai các phong trào “Sáng tạo trẻ”, “Sáng tạo khởi nghiệp”, “Thanh niên khởi nghiệp”… phù hợp với các đối tượng ĐVTN. Đồng thời, các cấp bộ Đoàn tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm, trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp như: “Sàn giao dịch việc làm”, “Ngày tuyển dụng lao động”; thành lập các câu lạc bộ khởi nghiệp.
Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn sẽ chỉ đạo các cấp bộ Đoàn hỗ trợ thanh niên vay vốn phát triển kinh tế từ nguồn vốn 120, vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, khai thác các nguồn quỹ nhằm tạo tiền đề cho ĐVTN phát triển kinh tế; thành lập và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế tập thể trong thanh niên. Chúng tôi cũng sẽ tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng Đề án khởi nghiệp nhằm trực tiếp quản lý và giải ngân các nguồn vốn cho thanh niên; triển khai, hướng dẫn ĐVTN xây dựng các mô hình, đề án, kết nối, giải ngân nguồn vốn kịp thời; đồng thời tiếp tục phát huy nguồn vốn từ Quỹ Khởi nghiệp của Tỉnh Đoàn, tạo điều kiện thuận lợi để ĐVTN phát triển sản xuất kinh doanh.
°Trân trọng cảm ơn anh!
Nguyễn Xuân (thực hiện)
Ý kiến bạn đọc