Multimedia Đọc Báo in

Khát vọng Thăng Long được chọn dự Oscar

22:36, 20/09/2011

“Khát vọng Thăng Long” là bộ phim đã giành giải Cánh diều bạc Hội Điện ảnh năm 2010 và 2 giải Cánh diều vàng cá nhân…

  Khát vọng Thăng Long của đạo diễn Lưu Trọng Ninh được sản xuất nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Bộ phim xoay quanh cuộc chiến “huynh đệ tương tàn” của triều Lê và công sức dẹp yên thiên hạ, tìm đường về Thăng Long của Lý Công Uẩn. Lấy bối cảnh thời kỳ loạn lạc chuyển giao từ thời tiền Lê sang thời Lý, bộ phim được đánh giá mang dấu ấn dân tộc và tính nhân văn đậm nét. Cách dàn dựng, bối cảnh, phục trang… phản ánh đúng tinh thần của thời kỳ lịch sử.

Cảnh trong phim Khát vọng Thăng Long
Cảnh trong phim Khát vọng Thăng Long

Phim đã từng chiếu ra mắt khán giả Việt Nam vào cuối tháng 10 năm 2010 - sau khi lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội kết thúc.

Tại lễ trao giải Cánh Diều Vàng 2010 của Hội Điện ảnh, bộ phim Khát vọng Thăng Long của đạo diễn Lưu Trọng Ninh đã từng có dịp tranh tài cùng Cánh đồng bất tận (đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình) và Long Thành cầm giả ca (đạo diễn Đào Bá Sơn). Tại đây, Cánh đồng bất tận đã đoạt giải báo chí bình chọn, Long Thành cầm giả ca đoạt Cánh Diều Vàng cho bộ phim xuất sắc nhất, Khát vọng Thăng Long đoạt giải Cánh Diều Vàng cho đạo diễn xuất sắc nhất. Như vậy, tại lễ trao giải của hội nhà nghề, Khát vọng Thăng Long đã không đoạt được những giải thưởng quan trọng bằng bộ phim Long Thành cầm giả ca của đạo diễn Đào Bá Sơn. Tuy nhiên, Khát vọng Thăng Long đã nhận được nhiều phiếu bầu hơn của Hội đồng duyệt phim dự Oscar để trở thành bộ phim được lựa chọn. Khát vọng Thăng Long của đạo diễn Lưu Trọng Ninh sẽ là đại diện của điện ảnh Việt Nam tham dự Oscar lần thứ 84 84 ở hạng mục phim nói tiếng nước ngoài hay nhất, được tổ chức vào tháng 2-2011 tới tại Mỹ.

 Đ.T (Tổng hợp)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.