Multimedia Đọc Báo in

Hội Nhà văn trao giải viết về chủ đề “Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

10:15, 15/05/2013

Ngày 13-5, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Lễ trao giải các tác phẩm xuất sắc hưởng ứng Cuộc vận động sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí chủ đề “Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho biết, cuộc vận động sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí viết về chủ đề “Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” lần 3 được phát động với yêu cầu cao hơn, mới hơn và sâu rộng hơn 2 lần trước.

Bên cạnh giải thưởng cấp quốc gia, Ban chỉ đạo cuộc vận động ở Trung ương phân cấp cho các ngành, địa phương vừa làm nhiệm vụ chấm sơ khảo, vừa được phép khen thưởng các tác phẩm đạt yêu cầu của cấp mình. Cuộc vận động lần này nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.

Lần này, có những tác phẩm không trực tiếp viết về Bác mà viết về cả một thế hệ, về những người bình thường nhờ học tập, thấm nhuần tư tưởng, đạo đức của Người mà trở thành những điển hình, những nhân tố mới trong cuộc sống, lao động, học tập và sáng tạo.

Lần đầu tiên tổ chức trao thưởng cho các tác phẩm xuất sắc, Hội Nhà văn Việt Nam đã lựa chọn được 4 trong gần 40 tác phẩm để khen thưởng, gồm: 2 giải thưởng dành cho tác phẩm khảo cứu, chuyên luận “Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng con người mới” của Nguyễn Trung Thu và khảo cứu, tiểu luận “Đi tìm xuất xứ thơ Hồ Chí Minh” của Lê Xuân Đức; 2 tặng thưởng cho tác phẩm “Giải phóng” của Hoàng Quảng Uyên và tập thơ “79 mùa Xuân nơi Bác” của Nguyễn Quang.

Các tác giả sẽ nhận Bằng chứng nhận của Hội Nhà văn Việt Nam và số tiền 10 triệu đồng cho tác phẩm được Giải thưởng; Bằng chứng nhận và 7 triệu đồng cho tác phẩm được tặng thưởng.

N.X (nguồn TTXVN)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.