Multimedia Đọc Báo in

Thế giới cà phê:

Người châu Á uống cà phê...

08:57, 23/02/2011

Cà phê đang phát triển mạnh ở châu Á. Gần một phần ba người Trung Quốc hiện nay thường uống cà phê khi họ  đi ra ngoài. Cũng như ở nhiều nước khác, các quán cà phê ở châu Á thường giống nơi để tụ tập bạn bè, cho các hoạt động xã hội, hơn là để thưởng thức cà phê.

Ở châu Á, loại cà phê được yêu thích thường nhẹ và ngọt hơn, khác với nhiều nước phương Tây. Ví dụ như ở Hồng Kông người ta chuộng capuccino, chiếm 1/3 những người thường ra ngoài để uống cà phê. Đứng thứ hai là mocha, đây cũng là một loại cà phê khá nhẹ, được 1/4 số người thường uống ở quán cà phê. Và cà phê thường xếp thứ ba với 17%.

Xét về mặt truyền thống thì người châu Á thường thích uống trà hơn. Nhưng sự xuất hiện của các chuỗi nhà hàng như Starbuck đã tạo nên một nền văn hóa cà phê rộng lớn và phát triển ở châu Á. Một nửa số người uống cà phê được khảo sát ở Hồng Kông nói rằng họ thấy hương vị cà phê của các dây chuyền quốc tế lớn tốt hơn so với các doanh nghiệp nhỏ độc lập. Ở các nước khác thì ngược lại. Ví dụ như ở Mỹ, chỉ có 14% số người được hỏi chọn sản phẩm của công ty toàn cầu thay vì doanh nghiệp nội địa.
Nền văn hóa cà phê đang phát triển ở châu Á đã được thúc đẩy một phần bởi những người trẻ sống ở thành thị, những người có thể đã học tập và nghiên cứu ở châu Âu hay Mỹ. Họ đã trở về các thành phố như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và đang tiếp tục thói quen uống một tách cà phê và ăn điểm tâm nhẹ ở các chuỗi nhà hàng quốc tế như Starbucks (Mỹ), thói quen đã hình thành từ thời gian ở nước ngoài. Thói quen uống cà phê được coi là sành điệu và Tây hóa hơn là trà truyền thống.

Những quán cà phê có phong cách lạ thường thu hút lớp trẻ. (Ảnh: T.L)
Những quán cà phê có phong cách lạ thường thu hút lớp trẻ. (Ảnh: T.L)


Cà phê được nhập khẩu vào Trung Quốc từ khoảng 50 quốc gia sản xuất cà phê khác nhau. Có những công ty lớn như Arabica và các công ty đủ nhỏ để đưa hạt cà phê vào nước này một cách thủ công. Bản thân Trung Quốc cũng có khu vực sản xuất cà phê nhỏ nhưng khá phát triển.

Starbucks và Nestlé là hai trong số các công ty lớn có mặt tại châu Á. Một số công ty cà phê châu Âu tranh giành thị trường Trung Quốc, bao gồm Illy, Lavazza và Jamaica Blue Mountain Coffee, hãng cà phê này cũng rất phổ biến ở Nhật Bản.

Nhiều người châu Á chọn cà phê hòa tan tại nhà. Các quán cà phê đang mọc lên một cách nhanh chóng nhưng nhiều quán không có khả năng trang bị các thiết bị pha chế cần thiết. Rất ít hộ gia đình ở Trung Quốc sở hữu một máy pha cà phê.

Indonesia là một trong những nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới, với một nền văn hóa cà phê mạnh mẽ và vững chắc. Hầu hết cà phê tươi thường được tiêu thụ bởi các thế hệ lớn tuổi, những người sử dụng sản phẩm trong suốt quá trình trưởng thành và thích hương vị của nó. Thế hệ trẻ hơn lại thường dùng cà phê hòa tan để giữ sự tỉnh táo. Cà phê bổ dưỡng đã xâm nhập nền văn hóa cà phê tại châu Á bằng cách bổ sung thêm nhân sâm hoặc gừng vào cà phê thông thường để thu hút thế hệ già. Những người cao niên sẽ uống các đồ uống cho lợi ích sức khỏe của mình mặc dù hương vị của nó không được ưa chuộng cho lắm.

Diệu Hương (Dịch từ Internet)

 


Ý kiến bạn đọc