Multimedia Đọc Báo in

Đào Nhật Tân ở Buôn Hồ khoe sắc đón Xuân về

18:05, 15/01/2020

Những ngày này, dọc đường Hồ Chí Minh (đoạn qua thôn Tân Hà 3, phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ), những vườn đào đang khoe sắc thắm, chuẩn bị đón Xuân về.

Ghi nhận của phóng viên chiều ngày 14-1 tại các vườn đào, những cành hoa đã bắt đầu nở rộ. 

1
 Hoa đào ở thị xã Buôn Hồ được người dân lấy giống từ làng đào Nhật Tân (Hà Nội) về trồng từ hơn 10 năm nay. 

 

1
Theo nhiều chủ vườn, nghề trồng đào cảnh thu nhập dựa nhiều vào thời tiết. Nếu thời tiết thuận lợi, nắng ấm thì đào nở rất đẹp, sắc đỏ thắm còn nếu thời tiết âm u hoặc mưa phùn thì sẽ không được đẹp. 

 

1
Cứ vào dịp Tết Nguyên đán hằng năm, thương lái khắp nơi đến đây đặt mua đưa về các thị trường miền Trung như: Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa và một số tỉnh miền Nam để bán. 

 

1
Hằng năm, từ ngày 20 tháng Chạp âm lịch trở đi không khí mua bán mới trở nên nhộn nhịp...

 

1
Chị Lê Thị Miền - một hộ trồng đào cho biết: khoảng 10 năm trước, những mảnh đất ở đây chỉ dùng để trồng cà phê, bắp, nhưng không hiệu quả, sẵn đợt Tết chị có mang một cây đào từ ngoài Hà Nội về chơi, sau đó mang ra vườn trồng thì thấy phát triển rất tốt nên đã mua về trồng thử. Dần dần, các hộ xung quanh cũng mạnh dạn phát triển loại cây này. Hiện vườn chị có khoảng 1.000 gốc đào (chủ yếu là đào phai, đào bích) để cung ứng ra thị trường Tết năm nay. 

 

1
Đối với những người trồng đào nơi đây, thời tiết năm nay đang diễn ra khá thuận lợi cho hoa đào nở.

 

1
Những gốc đào tại đây hiện có giá dao động từ 200-500 nghìn đồng, đối với những gốc đào lâu năm có giá từ 1-7 triệu đồng tùy vào năm trồng và thế đào.

 

1
Đối với người dân Việt Nam, mỗi khi Tết đến Xuân về là không thể thiếu những chậu quất sai trĩu quả, một cành đào nở thắm một góc nhà.

 

1
Những cánh đào phai khoe sắc.

 

1
Chở "Xuân" về với muôn nhà.

 

 Thế Hùng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.