Multimedia Đọc Báo in

Doanh nghiệp phải đăng ký, kê khai, niêm yết giá

15:18, 26/04/2011

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến rộng rãi của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước về Dự thảo Luật Giá.Dự thảo Luật Giá có nhiều điểm mới so với Pháp lệnh Giá hiện hành. Chẳng hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (gọi chung là Doanh nghiệp- DN) có quyền định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ của mình (trừ hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá); định mức giá cụ thể trong khung giá, giới hạn giá, cụ thể hoá mức giá chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Nhà nước bảo hộ và khuyến khích cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thông qua các cơ chế tôn trọng quyền tự định giá, thỏa thuận giá, đấu thầu, đấu giá theo quy định của pháp luật.

a
Doanh nghiệp phải đăng ký, kê khai, niêm yết giá (Ảnh minh họa)
 
Tại Dự thảo Luật Giá, trách nhiệm cao nhất mà DN phải thực hiện đã được nhấn mạnh hơn Pháp lệnh Giá, đó là việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý giá. Cụ thể, DN phải đăng ký, kê khai, niêm yết, công khai thông tin về giá; đồng thời, phải giải quyết kịp thời mọi khiếu nại của người tiêu dùng về giá hàng hoá, dịch vụ mà mình bán (hoặc mua) không đúng giá đã công bố hoặc hợp đồng đã giao kết. Cấm các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh liên minh với các tổ chức, cá nhân khác để tác động làm sai lệch giá so với giá thị trường; chào giá hoặc áp dụng giá bán hàng hoá, dịch vụ cho người tiêu dùng quá thấp, bất hợp lý so với giá thành toàn bộ; bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam; bịa đặt, tung tin thất thiệt làm cho giá hàng hóa, dịch vụ tăng quá cao hoặc giảm giá quá thấp bất hợp lý; áp dụng sai các căn cứ, nguyên tắc, phương pháp định giá; phân biệt giá; tăng giảm giá trá hình bằng cách thay đổi các cam kết về thời gian, địa điểm, điều kiện cung ứng, chất lượng hàng hoá, dịch vụ…

Theo Cổng TTĐT Chính phủ


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.