Multimedia Đọc Báo in

Vàng tiến đến mốc 39,50 triệu đồng/lượng

10:33, 19/07/2011

Ngày 18-7-2011, giá vàng thế giới giao ngay trên thị trường châu Á mở cửa phiên đầu tuần tiếp tục tăng vọt lên mức 1.598,3 USD/ounce, kéo theo giá vàng trong nước tăng thêm 320.000 đồng/lượng so với giá cuối tuần trước và tiếp tục leo lên mức 39,44 triệu đồng/lượng

a
Tại Dak Lak, khách hàng vẫn mạnh tay mua vào dù giá vàng liên tục tăng cao
 
Trước diễn biến của thị trường thế giới, giá vàng trong nước đã lập kỷ lục mới. Đến cuối giờ chiều 18-7-2011, Công ty SJC Hà Nội niêm yết vàng miếng với giá 39,32 triệu đồng/lượng (mua vào) và 39,42 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty Bảo Tín Minh Châu mua vào ở mức 39,33 triệu đồng/lượng và bán ra 39,43 triệu đồng/lượng. Các mức này cao hơn buổi sáng 230.000 đồng/lượng. Tại Tp. Hồ Chí Minh, vàng miếng được Công ty Sacombank-SBJ niêm yết cao hơn buổi sáng 170.000-180.000 đồng, bán ra 39,33 triệu đồng/lượng, mua vào 39,39 triệu đồng/lượng đối với vàng SBJ và 39,32 triệu đồng/lượng - 39,40 triệu đồng/lượng đối với vàng SJC. Tại Dak Lak, chỉ trong ngày 18-7, giá vàng đã tăng thêm hơn 200.000/lượng. Cụ thể, buổi sáng giá niêm yết là 39,12 triệu đồng/lượng (mua vào) và 39,20 triệu đồng/lượng (bán ra) thì đến cuối giờ chiều, mức giá này đã được nâng lên lần lượt là 39,35 và 39,44 triệu đồng/lượng. Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Kim Ngân cho biết, dù giá vàng tăng cao nhưng lượng khách mua vào vẫn cao hơn rất nhiều so với khách bán ra. Trong ngày 18-7, đơn vị này đã mua vào hơn 100 lượng, trong khi đó số bán ra chỉ trên 10 lượng.
 
Một số chuyên gia cho rằng, giá vàng có khả năng sẽ tiếp tục tăng trong ngắn hạn, có thể lên tới ngưỡng 1.650USD/ounce. Tuy nhiên, nếu không vượt mạnh qua được vùng 1.607-1.613USD/oune thì sẽ xảy ra đợt chốt lời khiến giá vàng sụt giảm trở lại.

L.N

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.