Multimedia Đọc Báo in

10 cách kiểm soát đau nửa đầu không dùng thuốc

14:33, 26/10/2010

Hiện nay, rất nhiều người đang bị chứng đau nửa đầu kèm theo buồn nôn, nôn, rối loạn thị giác và cứng cổ hành hạ. Tuy nhiên, cả thuốc kê toa và không kê toa cũng chỉ giúp giảm chứ không chữa được chứng đau nửa đầu. Thế nhưng, bằng những thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống và lối sống, bạn có thể làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cuộc tấn công này.

Tránh các yếu tố kích thích: Đau nửa đầu thường do một số nguyên nhân: hút thuốc lá (nicotine gây thu co các mạch máu trong não), tập thể dục quá sức, căng thẳng, thay đổi giờ ngủ, các vấn đề khác ở đầu, răng miệng và đau cổ. Do đó, những người thường xuyên bị chứng bệnh này cần tránh các yếu tố kích thích.

Xem mức đường huyết: Sự sụt giảm đường huyết là 1 yếu tố kích hoạt cơn đau nửa đầu do nó dẫn dắt glucose bằng cách tăng tiết vào máu, khiến huyết áp tăng cao. Do đó, để phòng ngừa chứng đau nửa đầu nên ăn mỗi bữa cách nhau bốn tiếng và không để quá 12 tiếng suốt đêm không ăn. Đồng thời, chọn các thực phẩm với chỉ số Glycaemic Index (GI) thấp như trái cây và rau quả, sữa chua ít béo và pho mát. Tránh các loại thực phẩm GI cao như bánh mỳ trắng, bánh ngọt, thức uống có đường và bánh kẹo.

 

dau nua dau.jpg
Các cơn đau nửa đầu luôn đem đến sự phiền phức. Ảnh minh họa

Kiểm tra lượng cafein nạp vào: Quá nhiều caffeine có thể gây ra tình trạng thu co các mạch máu trong não và dẫn tới đau nửa đầu. Nhiều hơn 300mg cafein mỗi ngày (3 tách cà phê hay 5 tách các loại đồ uống nhanh) có thể gây ra đau nửa đầu. Do đó, khi mắc chứng bệnh này, hãy thử cắt giảm hoặc chuyển sang đồ uống  không chứa cafein.

Kiểm tra chất cho thêm vào thực phẩm: Nhiều báo cáo cho thấy người bệnh khá nhạy cảm với các chất phụ gia trong thực phẩm như: aspartame - một chất làm ngọt nhân tạo; chất nhuộm màu vàng được sử dụng để tạo màu sắc cho thức uống có ga và bánh hạnh nhân; tartrazine, sulphites tìm thấy trong rượu vang và sodium benzoate tìm thấy trong tôm, bơ thực vật, nước ngọt và đồ ngọt...

Nhai gừng: Nhai gừng sống có thể giúp giảm buồn nôn và các vấn đề tiêu hóa mà vốn có xu hướng đi kèm với các cơn đau nửa đầu. Gừng sẽ ngăn chặn những tác động của prostaglandin, chất có thể gây ra tình trạng viêm các mạch máu trong não, dẫn đến chứng đau nửa đầu.

Tăng cường nồng độ serotonin: Nghiên cứu cho thấy người bị đau nửa đầu có mức serotonin thấp. Do đó, ăn thức ăn giàu protein như thịt gà tây, thịt gà, trứng, các loại thực phẩm từ sữa, chuối, đậu, ngày tháng, yến mạch, gạo, wholegrains, hạt và hạt giống để tăng cấp độ.

Uống nước lọc: Mất nước là một yếu tố kích hoạt đau nửa đầu thường gặp. Các mô trong não được cấu tạo chủ yếu của nước. Khi chúng bị mất nước, các mô sẽ co lại gây đau đớn. Vì vậy, cần uống 1-2 lít nước/ ngày để giảm bớt mức độ nghiêm trọng, thời gian và tần suất các “cuộc tấn công” của chứng đau nửa đầu.

 

uong nuoc.jpg
Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể cũng là cách tránh được chứng đau nửa đầu. Ảnh minh họa

Uống viên bổ sung: 5HTP là viên bổ sung chứa serotonin, có thể giúp giảm thiểu những tổn thương của cơ thể do chứng đau nửa đầu tấn công. Ngoài ra, Butterbur và Coenzyme Q10 cũng được tin là giúp ngăn ngừa chứng đau nửa đầu.

Ăn thực phẩm giàu magiê: Quá ít magiê được cho là nguyên nhân làm giảm lưu lượng máu đến não bộ và giảm đường huyết. Cả hai đều liên quan đến chứng đau nửa đầu. Chính vì vậy cần tăng cường chế độ ăn giàu magiê như: các loại rau lá xanh, cà chua, các loại hạt họ hạnh nhân, hạt bí, ngũ cốc nguyên cám, đậu Hà Lan, khoai tây, yến mạch…

Thử tập Yoga: Yoga giúp bình tĩnh, làm giảm stress và giảm bớt đau nhức. Một số tư thế giúp giảm cứng cổ và vai.

K.O (nguồn Dân trí)

 


Ý kiến bạn đọc