Multimedia Đọc Báo in

Tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng

15:52, 09/08/2011

Hiện nay bệnh tay chân miệng trên địa bàn Dak Lak đang có chiều hướng diễn biễn phức tạp; số bệnh nhân tăng, nhiều ổ dịch xuất hiện. Tính đến này thời điểm này, toàn tỉnh đã ghi nhận trên 250 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó 01 trường hợp tử vong tại TP Buôn Ma Thuột; số trường hợp mắc bệnh đã được ghi nhận tại 14/15 huyện, thị xã, thành phố.

 

s
Ảnh minh họa (nguồn Intrernet)
Trước tình trạng trên, UBND tỉnh Dak Lak vừa có công văn số 3853/UBND-VHXH về việc tăng cường phòng chống bệnh tay chân miệng. Theo đó, để chủ động phòng, chống bệnh tay chân miệng, UBND tỉnh giao cho Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của tỉnh triển khai ngay kế hoạch phòng, chống bệnh tay chân miệng đã được UBND tỉnh phê duyệt; chủ trì phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động, khẩn trương rà soát, nắm bắt các diễn biến dịch để kịp thời điều chỉnh; chỉ đạo hệ thống y tế dự phòng và điều trị để phát hiện sớm, xử lý ngay các ổ dịch và sẳn sàng tổ chức tiếp nhận, điều trị bệnh nhân theo đúng quy định của Bộ Y tế, kiên quyết không để dịch bệnh bùng phát rộng trong cộng đồng và hạn chế tối đa các trường hợp tử vong.


Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì và phối hợp với sở Y tế để có kế hoạch thông tin hướng dẫn; các phương tiện thông tin đại chúng tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi cho nhân dân trên địa bàn tỉnh hiểu về tác hại của bệnh tay chân miệng và chủ động có các biện pháp phòng, chống bệnh kịp thời; bên cạnh đó, Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế, tổ chức tuyên truyền cho học sinh các trường học, đặc biệt là trường tiểu học và mầm non về các nội dung phòng chống bệnh tay chân miệng…

 


UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ tình hình dịch bệnh tay chân miệng trên địa bàn và sự hướng dẫn, tham mưu của ngành Y tế, chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên địa bàn, chú ý những vùng có nguy cơ cao để tập trung chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh; cần phân công lãnh đạo UBND huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo hoạt động phối hợp với các đơn vị chức năng và địa phương cùng tham gia xử lý, phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, xem xét bố trí kinh phí kịp thời cho công tác phòng chống dịch tại địa phương…

 

 

 
L.T
 

 


Ý kiến bạn đọc