Multimedia Đọc Báo in

Dễ gây độc hại khi cho trẻ chơi bóng bay

15:26, 03/11/2011

 Theo các chuyên gia, bóng bay được làm từ mủ cao su cùng các chất phụ gia như lưu huỳnh, chất màu công nghiệp và bột tan nên dễ gây độc hại cho trẻ. Vì thế, để đảm bảo an toàn nên cấm trẻ chơi bóng bay.

 

Theo KS Vũ Tân Cảnh, phòng Nghiên cứu Vật liệu Polyme - Compozit, Viện Khoa học Vật liệu (Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam), nguyên liệu chính làm bóng bay được làm từ mủ cao su chích từ cây cao su cùng các hóa chất là lưu huỳnh, chất xúc tiến, bột màu, bột tan. Trong đó, chất lưu huỳnh được sử dụng nhằm mục đích lưu hóa mủ cao su giúp dẻo, dai, không bị dính. Chất xúc tiến giúp mủ cao su khi nấu lên được nhanh khô. Chất quặng bột tan thường có màu trắng được dùng để phết lên bóng bay sau khi hoàn thành để bóng bay không bị dính, dễ tách ra khi thổi. Còn phẩm màu nhằm tăng các màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng. Các chất màu này đều sử dụng bột màu công nghiệp và chứa các chất kim loại độc hại như màu đỏ có chất chì, màu xanh và vàng có chất crom...

 

 

Hầu hết các loại bóng bay hiện nay đều sử dụng công thức trên nên rất độc cho trẻ nhỏ khi thổi, ngậm hay cầm tay. Bởi các chất như lưu huỳnh, chất xúc tiến, bột màu đều là hóa chất công nghiệp. Các chất này khi còn dư sẽ rất độc hại đối với sức khoẻ trẻ nhỏ. Hệ lụy nặng nhất các chất này để lại là gây ra ung thư cho trẻ. "Chất này dễ dàng dây ra khi trẻ ngậm, thổi. Điều này dễ nhận thấy như khi trẻ cầm, thổi sẽ có màu trên tay, miệng. Chất bột có mùi hôi, hắc...", KS Vũ Tân Cảnh khuyến cáo.

 

PGS.TS Trần Hồng Côn, khoa Hóa học, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội cũng cho rằng, bóng bay độc nhiều ở chất liệu và phẩm màu. Vì các bậc phụ huynh chưa biết nên "ấu trĩ" cho trẻ thổi bóng, chơi bóng nên khả năng nhiễm độc càng cao. Mặt khác, bóng bay cũng có nguy cơ làm trẻ hóc, nuốt phải khi thổi. Tuy nhiên, đây là hóc cơ học nên dù có bóng bay hay hạt nhãn... cũng vẫn khiến trẻ nguy hiểm.

 

Theo KHĐS

 

 


Ý kiến bạn đọc