Multimedia Đọc Báo in

Tác dụng phụ của 1 số loại thuốc bổ

18:48, 29/08/2010

Thuốc bổ được sử dụng nhằm mục đích bồi dưỡng cơ thể, giảm mệt mỏi, tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, để tránh những tác dụng phụ không mong đợi từ các loại thuốc bổ, các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra lời khuyên đối với bất kỳ ai uống các loại thuốc bổ, thực phẩm bổ sung cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ. Dưới đây là tác dụng phụ của 1 số loại thuốc thông dụng.

Glucosamine

Đây là thuốc được làm từ vỏ cua và tôm hùm (vì vậy nếu bị dị ứng hải sản thì nên tránh thuốc này), có tác dụng làm giảm các triệu chứng viêm khớp. Theo Chiến dịch Nghiên cứu Viêm khớp, tác dụng phụ của loại thuốc này có thể gây khó chịu cho dạ dày, táo bón, tiêu chảy, đau đầu và phát ban. Ngoài ra, glucosamine cũng phản ứng với các điều trị bệnh đái tháo đường bằng cách làm tăng đường huyết. Không những thế, viên bổ sung này còn gây trữ nước trong cơ thể.

Các chuyên gia y tế lưu ý không nên uống chung glucosamine với thuốc warfarin và cảnh báo không nên uống cùng 1 lúc các thuốc có chất tương tự.

 

Một loại thuốc Glucosamine được bán trên thị trường. Ảnh: TL

Tro tảo bẹ

Tro tảo bẹ là loại chất bổ sung được làm từ tảo biển (loại tảo phát triển nhanh nhất trên thế giới. Nó có thể mọc 60cm mỗi ngày). Tro tảo bẹ rất giàu các khoáng chất và 1 lượng nhỏ i-ốt, một chất mà nếu thiếu sẽ gây suy giảm tuyến giáp. Nó được dùng để điều trị sự mất cân bằng tuyến giáp, gây ra do tuyến giáp sản xuất quá nhiều hay quá ít hooc-môn.

Các nghiên cứu đã tìm thấy sự liên quan giữa tro tảo bẹ đối với sự gia tăng nguy cơ rối loạn hoạt động tuyến giáp và làm hẹp mạch máu. Do đó, không được uống cùng với aspirin hay bất kỳ loại thuốc hạ huyết áp nào. Gần đây, cũng có những lo ngại rằng một số tro tảo bẹ được trồng ở những vùng biển ô nhiễm, tức là bị nhiễm độc. Theo nghiên cứu của Đại học California năm 2007, đã tìm thấy lượng asen lớn trong viên bổ sung tro tảo bẹ. Asen liên quan với chứng rụng tóc, đau đầu, lẫn lộn và ngủ gà.

Can-xi

Can-xi là khoáng chất thiết yếu đối với sự phát triển và duy trì hệ xương, răng, cũng như chống máu vón cục, co cơ, sức khỏe thần kinh và chức năng sản xuất hooc-môn. Phụ nữ thường được kê thuốc này để chống loãng xương.

Nghiên cứu của ĐH Auckland và Aberdeen (New Zealand) cho thấy, hầu hết phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh uống viên can-xi bổ sung sẽ  tăng 30% nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và có nguy cơ bị loãng xương. Sự bổ sung can-xi sẽ làm tăng quá trình xơ cứng mạch máu. Vì thế, năm 2008, các bác sĩ New Zealand khuyến nghị phụ nữ từ 70 tuổi trở lên không nên uống can-xi bổ sung.

 

Thay vì uống can-xi nên sử dụng các loại thực phẩm giàu can-xi. Ảnh minh họa

Kali

Việc duy trì nồng độ kali rất quan trọng với sức khỏe hệ xương và nhiều chức năng của cơ thể. Viên bổ sung kali thường hỗ trợ chống lại sự kháng cự insulin, viêm khớp và các triệu chứng tiền mãn kinh như mệt mỏi và lâng lâng.Tuy vậy, khi uống liều cao thuốc kali bổ sung sẽ gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như rối loạn nhịp tim và có thể ảnh hưởng tới sự sống. Viên kali bổ sung cũng phản ứng rất xấu với 1 số loại thuốc và những người bị bệnh thận hay bệnh tim. Đặc biệt, khi cơ thể đang bị thiếu nước trầm trọng và huyết áp cao tuyệt đối không được uống viên kali bổ sung.

Melatonin

Melatonin tự nhiên là 1 hooc-môn được tạo ra bởi tuyến quả thông trong não và giúp điều chỉnh giấc ngủ. Viên bổ sung Melatonin giúp kiểm soát chu kỳ ngủ/thức và được dùng để điều trị rối loạn giấc ngủ. Tác dụng phụ của nó là làm tăng huyết áp, mộng mị, đau đầu, giảm thân nhiệt, mệt mỏi, trầm cảm, giảm hứng thú tình dục và giảm khả năng sinh sản. Sử dụng liều từ 1-3mg melatonin/ngày sẽ làm tăng lượng melatonin trong cơ thể gấp 20 lần so với bình thường.

K.O ( nguồn Dân trí)

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.