Cách xử lý khi bị rắn độc cắn, phun nọc
Khi bị rắn cắn, giữ bình tĩnh, xem xét vết thương và loại rắn độc để tìm cách chữa.
Rắn độc có 2 răng dài, nhọn, hình móc câu, rất bén, vết thương thường có hai dấu răng đậm, có chảy máu hoặc không xuất huyết nhưng cũng có trường hợp chỉ có một dấu răng, vì chiếc kia bị gãy, bị chặn bởi giày dép, áo, quần. Rắn nhỏ cắn chỉ có một nốt chấm đỏ. Hễ thấy buốt tê, nhức mỏi, choáng váng, khó thở, đau bụng, nôn ói… là phải nghĩ đến bị rắn độc cắn. Nếu bắt được rắn, ta bành miệng tìm răng độc, móc nhọn có rãnh mọc ở đằng trước hàm răng gây độc cho máu, loại móc nhọn, có ống ở giữa thông với túi nọc gây độc cho thần kinh, loại rắn ít độc có móc nhọn ở cuối hàm răng, rắn lành không có móc độc. Xem đầu rắn: đầu rắn độc thường có hình tam giác, vì xương hàm phát triển. Tuy vậy, rắn cạp nong, cạp nia là loại cực độc nhưng có đầu thuôn, giống đầu cá lóc. Rắn độc thường có màu biểu hiện ngoại da, cạp nia có khoang đen khoang trắng (không vòng qua bụng), cạp nong có khoang đen khoang vàng (vòng cả bụng thành khoanh), đuôi hình tù. Hổ mang khi tấn công, đầu rất cao, cổ bạnh ra, phun phì phì. Rắn lục có màu xanh, có con đuôi đỏ, thường sống trên cây tươi. Ngoài ra, cần căn cứ thời gian: Người làm ruộng đi rẫy, rừng hay bị rắn cắn vào khoảng đầu mùa mưa và cuối thu. Chập tối đến 22 giờ rắn cực độc rình mồi, con ít độc thì kiếm ăn từ 10 giờ đêm đến sáng. Không trông thấy rắn, phải dcăn cứ thời gian trên để xác định loại rắn đã cắn.
*Cách xử trí:
-Nếu nạn nhân bị rắn cắn bị ngất phải hà hơi thổi ngạt. Người da xanh, chuyển màu xanh xám thì lập tức trợ tim bằng thuốc, làm động tác kích thích tim, bấm huyệt (nếu biết làm). Buộc garô: lấy dây buộc trên vết thương khoảng 3 cm (còn tùy vị trí vết cắn cơ thể), buộc theo kiểu xoắn thép tốt hơn, dây buộc chặt vừa, làm chậm máu tĩnh mạch về tim. Nếu răng nanh rắn chích phải động mạch, máu chảy nhiều mới phải buộc dây chặt hơn cho máu tạm đông, gây ít chảy máu. Nếu chi sưng to, dây buộc không phù hợp, muốn cởi dây cũ, đặt dây mới cao hơn dây cũ 3 cm, buộc xong từ từ cởi dây, nới nhanh, nạn nhân dễ xỉu. Tốt hơn vẫn nẹp bằng vải, chiều cao cũng như độ rộng 9cm, gấp vải dày 1cm, đặt nẹp vải trên vết thương 3cm, buộc dây sẽ ép tĩnh mạch, làm máu chậm về tim. Nửa giờ sau khi bị nạn, buộc garô không tác dụng, rắn cắn vào tay phải tháo nhẫn, vòng cổ tay (nếu có) đề phòng sưng quá to không tháo được gây đau đớn thêm.
-Song song với việc làm kể trên, cần rửa vết thương bằng nước sạch, oxy già, gần 70o, nước vôi, nước giấm, nước chanh. Vệ sinh vết thương làm giảm nọc độc, làm biến tính chất nọc. Rắn lục có răng độc hình mãnh rãnh, nọc độc theo rãnh còn trào ra ngoài nên rửa vết thương càng cần thiết.
-Lấy ống trúc, ống nhựa, sao cho phù hợp với vết thương, đặt vào nơi đó hút nọc hút màu nhổ đi, làm một vài lần sẽ bớt nọc, sau đó dùng ống giác kéo máu độc ra. Sau 5 phút bị rắn cắn, việc hút máu không tác dụng.
-Tránh rạch vết thương để nặn máu, làm gân, cơ bị thương tổn. Nhóm có nọc độc hình ống rãnh gây độc máu như rắn lục xanh, lục cườm, chằm quặp… phá máu mạnh, càng làm máu chảy nhiều! Không được đắp nước đá vì dễ đông máu, co động mạch, không máu nuôi cơ thể.
-Rắn hổ mang bạnh, hổ bành đen khi chống đối quyết liệt sẽ phun nọc vào mắt người. Phải nhúng mắt vào chén, hoặc ly đầy nước, chớp mắt liên tục để đưa độc ra ngoài. Trường hợp này cũng như rắn mổ vào đầu, rửa mắt và uống thuốc trong chống độc phá thần kinh hoặc máu.
*Một số bài thuốc dùng uống và đắp ngoài:
1.Lá và cành cây kim vàng (trâm vàng, gai kim vàng) còn tươi dùng 25-30gam lá và cành giã nhuyễn, vắt lấy nước cho nạn nhân uống. Cứ 30 phút uống một lần. Cách khác: liều lượng lá, cành kim vàng như trên, thêm 2-5 gam phèn chua (người viêm loét dạ dày dùng lượng ít) giã nhuyễn, pha thêm nước đun sôi để nguội, gạn nước cốt uống, bã đắp vết thương.
2. Bạch hoa xà thiệt thảo (vương thái tô, đơn thảo, đơn đòng, tán phong hoa nhĩ thảo…), cây tươi 30-60 gam sắc uống. Có sách bạch hoa xà thiệt thảo 60 gam, hạt dền gai 20 gam, phèn chua phi 4 gam, cam thảo dây 10 gam, sắc lấy nước dùng, ngày 1 thang!
3.Hương phụ (củ gấu, cỏ cú…): củ gấu 7 củ, củ nén 7 củ, phèn chua 2 – 5 gam giã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp.
4.Rau răm 30 gam, giã lấy nước uống, bã đắp. Sau 3-5 phút cho uống lại.
5. Hạt chanh 1 nắm, nhai nuốt nước, bã đắp
Năm bài thuốc cần sử dụng hợp lý đối với từng lứa tuổi. Vài bài thuốc dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, nhân dân dùng sơ cứu, cần cho nạn nhân tới thầy thuốc có kinh nghiệm để chữa trị kịp thời.
Ý kiến bạn đọc